Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 496.45 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết xem xét về mối quan hệ giới trong gia đình người Sán Chỉ, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết mối quan hệ giới trong gia đình và nâng cao vị thế của người phụ nữ Sán Chỉ. Số liệu trong bài viết được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS version 11.5, dựa trên nghiên cứu thực địa với người Sán Chỉ ở thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 127 - 131 MỐI QUAN HỆ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI SÁN CHỈ (Khảo sát tại xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn) Tạ Thị Thảo* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để hướng tới những chính sách đặc thù về giới cho vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số (DTTS), việc nghiên cứu về thực trạng mối quan hệ giới trong gia đình DTTS được xem là cấp thiết. Ở cả xã hội mẫu hệ và phụ hệ, trong mối quan hệ giới, người phụ nữ DTTS là người thiệt thòi hơn nam giới trên hầu hết mọi phương diện. Bài viết xem xét về mối quan hệ giới trong gia đình người Sán Chỉ, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết mối quan hệ giới trong gia đình và nâng cao vị thế của người phụ nữ Sán Chỉ. Số liệu trong bài viết được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS version 11.5, dựa trên nghiên cứu thực địa với người Sán Chỉ ở thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Từ khoá: mối quan hệ giới, phụ nữ Sán Chỉ, bình đẳng giới, phân công lao động, tiếp cận và kiểm soát nguồn lực ĐẶT VẤN ĐỀ* Quan hệ giới được hiểu là những tương tác xã hội ổn định giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, do con người, xã hội thiết lập nhằm quy định về quyền lợi, trách nhiệm, vị trí, vai trò, hành vi, thái độ … của nam giới và phụ nữ. Theo đó, quan hệ giới trong gia đình DTTS được hiểu là mối tương quan giữa thành niên nam và thành viên nữ của gia đình về thực hiện các chức năng của gia đình thông qua hoạt động phân công lao động theo giới, sự kiểm soát các nguồn lực và vai trò quyết định của phụ nữ và nam giới trong gia đình DTTS. Sán Chỉ là nhóm dân tộc ít người sinh tụ chủ yếu ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh,… Nghiên cứu này được khảo sát trong cộng đồng người Sán Chỉ khu trú chủ yếu tại thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy (Xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn). Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xem xét tới: 1. Quan hệ giới trong việc thực hiện chức năng kinh tế gia đình; 2. Quan hệ giới trong kiểm soát và ra quyết định đối với các nguồn lực của gia đình; 3. Một số khuyến nghị hướng tới giải quyết mối quan hệ giới trong gia đình. * Tel: 0988 820020, Email: thaotathi@gmail.com Quan hệ giới trong thực hiện chức năng kinh tế gia đình Xét về phương diện kinh tế, gia đình được xem là đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng sản phẩm xã hội. Gia đình tạo ra lao động và có tính chất kép, bên trong và bên ngoài, tại gia và được trả lương. Từ thực tế phong trào giải phóng phụ nữ diễn ra nửa cuối thế kỷ XX đã tạo ra hiện tượng phụ nữ tham gia vào các quá trình sản xuất, và kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài chức năng làm mẹ, phụ nữ có thêm chức năng sản xuất bên cạnh nam giới. Và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể được xem là nguyên nhân làm nảy sinh sự phân công lao động theo giới tính, phụ nữ là nạn nhân trong khuôn khổ của sự bóc lột mang tính gia trưởng. Hôn nhân trong cộng đồng người DTTS làm thay đổi không những thân phận của người phụ và nam giới về mặt xã hội, mà nó còn tạo cơ hội cho họ thực hiện các chức năng, vai trò của mỗi giới: người vợ, người chồng, người cha, người mẹ trong gia đình. Sự phân công lao động theo giới tính và tuổi tác là yếu tố quan trọng chi phối đời sống xã hội của họ. Sự phân công này diễn ra một cách tự nhiên, gắn liền với cấu tạo cơ thể và chức năng sinh học của phụ nữ và nam giới. Theo đó, phụ nữ do có chức năng sinh con, nuôi con, sức khoẻ yếu 127 Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nên nên phụ trách những “việc nhẹ”, còn nam giới do có thể chất khoẻ hơn nên đảm nhận những “việc nặng”, vai trò là người chồng, người cha trong gia đình, họ trở thành lao động chính và có trách nhiệm với vợ con. Mặc dù cả phụ nữ và nam giới người Sán Chỉ đều tham gia vào tất cả các khâu của hoạt động sản xuất, nhưng những việc được cho là “việc đàn ông” gồm: phát nương, cày bừa, bón phân, thu hoạch; “việc đàn bà” gồm có: tỉa trồng, chăm sóc mùa vụ, phụ việc, cắt cỏ, chăn nuôi lợn, gia cầm. Việc chăn nuôi chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm vì chăn nuôi không được xem là công việc sản xuất hàng hoá, mà chỉ được coi là “việc nhà”. Họ cho rằng sự phân công trách nhiệm kinh tế này là hoàn toàn hợp lý bởi trong gia đình người đàn ông nắm vai trò chủ đạo. Một quy tắc được đặt ra dù là trong xã hội mẫu hệ hay phụ hệ thì nam giới vẫn giữ vai trò chính trong sản xuất, và quan niệm này cho đến nay vẫn chưa hề thay đổi. Trong gia đình người Sán Chỉ, mối quan hệ giới trong lao động sản xuất ngoài việc được quy định bởi tính chất “nặng – nhẹ”, còn được phân biệt về không gian. “Việc đàn ông” không chỉ đòi hỏi nhiều sức lao động mà còn bao gồm trách nhiệm liên quan tới giao tiếp xã hội. Số liệu khảo sát cho thấy 82.6% nam giới đảm nhiệm công việc buôn bán, trao đổi sản phẩm kinh tế, chỉ có dưới 20% phụ nữ cho biết họ đảm nhận công việc này (chủ yếu rơi vào nhóm gia đình thiếu vắng đàn ông trong nhà với lý do đã mất hoặc đi làm ăn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giới trong gia đình người sán chỉ Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 127 - 131 MỐI QUAN HỆ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI SÁN CHỈ (Khảo sát tại xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn) Tạ Thị Thảo* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Để hướng tới những chính sách đặc thù về giới cho vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số (DTTS), việc nghiên cứu về thực trạng mối quan hệ giới trong gia đình DTTS được xem là cấp thiết. Ở cả xã hội mẫu hệ và phụ hệ, trong mối quan hệ giới, người phụ nữ DTTS là người thiệt thòi hơn nam giới trên hầu hết mọi phương diện. Bài viết xem xét về mối quan hệ giới trong gia đình người Sán Chỉ, qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết mối quan hệ giới trong gia đình và nâng cao vị thế của người phụ nữ Sán Chỉ. Số liệu trong bài viết được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS version 11.5, dựa trên nghiên cứu thực địa với người Sán Chỉ ở thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Từ khoá: mối quan hệ giới, phụ nữ Sán Chỉ, bình đẳng giới, phân công lao động, tiếp cận và kiểm soát nguồn lực ĐẶT VẤN ĐỀ* Quan hệ giới được hiểu là những tương tác xã hội ổn định giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, do con người, xã hội thiết lập nhằm quy định về quyền lợi, trách nhiệm, vị trí, vai trò, hành vi, thái độ … của nam giới và phụ nữ. Theo đó, quan hệ giới trong gia đình DTTS được hiểu là mối tương quan giữa thành niên nam và thành viên nữ của gia đình về thực hiện các chức năng của gia đình thông qua hoạt động phân công lao động theo giới, sự kiểm soát các nguồn lực và vai trò quyết định của phụ nữ và nam giới trong gia đình DTTS. Sán Chỉ là nhóm dân tộc ít người sinh tụ chủ yếu ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh,… Nghiên cứu này được khảo sát trong cộng đồng người Sán Chỉ khu trú chủ yếu tại thôn Khuổi Bẻ và thôn Nà Lẩy (Xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn). Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xem xét tới: 1. Quan hệ giới trong việc thực hiện chức năng kinh tế gia đình; 2. Quan hệ giới trong kiểm soát và ra quyết định đối với các nguồn lực của gia đình; 3. Một số khuyến nghị hướng tới giải quyết mối quan hệ giới trong gia đình. * Tel: 0988 820020, Email: thaotathi@gmail.com Quan hệ giới trong thực hiện chức năng kinh tế gia đình Xét về phương diện kinh tế, gia đình được xem là đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng sản phẩm xã hội. Gia đình tạo ra lao động và có tính chất kép, bên trong và bên ngoài, tại gia và được trả lương. Từ thực tế phong trào giải phóng phụ nữ diễn ra nửa cuối thế kỷ XX đã tạo ra hiện tượng phụ nữ tham gia vào các quá trình sản xuất, và kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngoài chức năng làm mẹ, phụ nữ có thêm chức năng sản xuất bên cạnh nam giới. Và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể được xem là nguyên nhân làm nảy sinh sự phân công lao động theo giới tính, phụ nữ là nạn nhân trong khuôn khổ của sự bóc lột mang tính gia trưởng. Hôn nhân trong cộng đồng người DTTS làm thay đổi không những thân phận của người phụ và nam giới về mặt xã hội, mà nó còn tạo cơ hội cho họ thực hiện các chức năng, vai trò của mỗi giới: người vợ, người chồng, người cha, người mẹ trong gia đình. Sự phân công lao động theo giới tính và tuổi tác là yếu tố quan trọng chi phối đời sống xã hội của họ. Sự phân công này diễn ra một cách tự nhiên, gắn liền với cấu tạo cơ thể và chức năng sinh học của phụ nữ và nam giới. Theo đó, phụ nữ do có chức năng sinh con, nuôi con, sức khoẻ yếu 127 Tạ Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nên nên phụ trách những “việc nhẹ”, còn nam giới do có thể chất khoẻ hơn nên đảm nhận những “việc nặng”, vai trò là người chồng, người cha trong gia đình, họ trở thành lao động chính và có trách nhiệm với vợ con. Mặc dù cả phụ nữ và nam giới người Sán Chỉ đều tham gia vào tất cả các khâu của hoạt động sản xuất, nhưng những việc được cho là “việc đàn ông” gồm: phát nương, cày bừa, bón phân, thu hoạch; “việc đàn bà” gồm có: tỉa trồng, chăm sóc mùa vụ, phụ việc, cắt cỏ, chăn nuôi lợn, gia cầm. Việc chăn nuôi chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm vì chăn nuôi không được xem là công việc sản xuất hàng hoá, mà chỉ được coi là “việc nhà”. Họ cho rằng sự phân công trách nhiệm kinh tế này là hoàn toàn hợp lý bởi trong gia đình người đàn ông nắm vai trò chủ đạo. Một quy tắc được đặt ra dù là trong xã hội mẫu hệ hay phụ hệ thì nam giới vẫn giữ vai trò chính trong sản xuất, và quan niệm này cho đến nay vẫn chưa hề thay đổi. Trong gia đình người Sán Chỉ, mối quan hệ giới trong lao động sản xuất ngoài việc được quy định bởi tính chất “nặng – nhẹ”, còn được phân biệt về không gian. “Việc đàn ông” không chỉ đòi hỏi nhiều sức lao động mà còn bao gồm trách nhiệm liên quan tới giao tiếp xã hội. Số liệu khảo sát cho thấy 82.6% nam giới đảm nhiệm công việc buôn bán, trao đổi sản phẩm kinh tế, chỉ có dưới 20% phụ nữ cho biết họ đảm nhận công việc này (chủ yếu rơi vào nhóm gia đình thiếu vắng đàn ông trong nhà với lý do đã mất hoặc đi làm ăn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mối quan hệ giới Gia đình người sán chỉ Phụ nữ Sán Chỉ Bình đẳng giới Phân công lao động Tiếp cận và kiểmsoát nguồn lựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
24 trang 548 0 0 -
19 trang 123 0 0
-
Bình đẳng giới trong truyền thống dân tộc qua ca dao, tục ngữ của người Việt
4 trang 87 0 0 -
7 trang 74 0 0
-
10 trang 57 0 0
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng Bảng kiểm về giới trong công tác cán bộ
35 trang 56 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 trang 53 1 0 -
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVMN30: Vấn đề lồng ghép giới trong giáo dục mầm non
4 trang 41 0 0 -
10 trang 37 0 0
-
Diễn ngôn - Giới và tính dục trong cuộc sống muôn màu
101 trang 34 0 0