Thông tin tài liệu:
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất.trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hầu như hằng ngày trên báo chí, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của mỗi người chúng ta và có những hệ quả quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
CẤU TRÚC RỦI RO VÀ CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
I.Tổng quan về lãi suất.
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất
trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hầu như hằng ngày trên báo
chí, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của mỗi người chúng
ta và có những hệ quả quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế.
Lãi suất tác động đến những quyết định cá nhân như: Chi tiêu hay để giành,
mua nhà hay mua trái khoán hay gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm. Lãi suất cũng
tác động đến những quyết định kinh tế của những doanh nghiệp hoặc các gia
đình như: dung vốn để đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặc để gửi
tiết kiệm trong một ngân hàng.
Vây “Lãi suất” là gì?
*** *** ***
Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một
phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu.
Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được
gọi là lãi suất.
Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở
hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
Lợi tức là gì?
Lợi tức là một khái niệm trong kinh tế học dùng để chỉ chung về những
khoản lợi nhuận (lãi, lời) thu được khi đầu tư, kinh doanh hay tiền lãi thu
được do cho vay hoặc gửi tiết kiệm tai ngân hàng. Trong các trường hợp khác
nhau, thì lợi tức có tên gọi khác nhau, trong đầu tư chứng khoán, lợi tức có thể
gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn, nó gọi là lãi hay tiền
lãi, còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức có thể gọi là lợi
nhuận, lời...
Lợi tức là một khái niệm được xem xét dưới hai góc độ khác nhau gồm góc
độ của người cho vay và của người đi vay.
• Ở góc độ người cho vay hay nhà đầu tư vốn, lợi tức là số tiền tăng
thêm trên số vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định. Khi
nhà đầu tư đem đầu tư một khoản vốn, nhà đầu tư sẽ thu được một giá trị
trong tương lai lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu và khoản chênh lệch này được
gọi là lợi tức.
• Ở góc độ người đi vay hay người sử dụng vốn, lợi tức là số tiền mà
người đi vay phải trả cho người cho vay (là người chủ sở hữu vốn) để được
sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Trong thời gian cho vay, người cho vay có thể gặp phải những rủi ro như:
người vay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay. Những rủi ro này sẽ
ảnh hưởng đến mức lợi tức mà người cho vay dự kiến trong tương lai. Khoản
tiền đi vay (hay bỏ ra để cho vay) ban đầu gọi là vốn gốc. Số tiền nhận được
từ khoản vốn gốc sau một khoản thời gian nhất định gọi là giá trị tích luỹ. Tỷ
suất lợi tức (lãi suất) là tỷ số giữa lợi tức thu được (phải trả) so với vốn đầu
tư (vốn vay) trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thời gian là năm (trừ trường
hợp cụ thể khác
II. Cấu trúc rủi ro của lãi suất.
Câu hỏi đặt ra là tại sao chứng khoán có kỳ hạn giống nhau nhưng lãi suất thì
khác nhau?
Nguyên nhân khiến cho có sự chênh lệch lãi suất đó gọi là cấu trúc rủi ro của
lãi suất.
Vậy có những nguyên nhân nào?
Bao gồm:
-Rủi ro vỡ nợ
-Tính lỏng
-Thuế.
Điểm chung khi đánh giá những yếu tố này là người ta phải lượng hóa, nghĩa
là phải có phương pháp nào đó để đánh giá các yếu tố đó.
Bảng tóm tắt
Một sự gia Dẫn đến lãi Nguyên nhân
tăng ... suất của tài sản
...
Rủi ro vỡ nợ Gia tăng Những người tiết kiệm phải được bù đắp do
phải gánh chịu thêm rủi ro.
Tính lỏng Giảm Những người tiết kiệm tốn ít chi phí trong việc
đổi tài sản sang tiền mặt.
Thuế Tăng Những người tiết kiệm quan tâm đến tiền lời
sau thuế và phải bù đắp số tiền nộp thuế.
1.Rủi ro vỡ nợ:
Một thuộc tính của một trái khoán ảnh hưởng tới lãi suất của nó là rủi ro vỡ
nợ.
Rủi ro vỡ nợ là khả năng có thể người phát hành trái khoán sẽ vỡ nợ tức là
không thể thực hiện được việc thanh toán tiền lãi hoặc mệnh giá khi trái khoán
đó mãn hạn.
Rủi ro vỡ nợ đối với những trái khoán của một công ty thường rất cao. Còn
những trái phiếu (công trái) của Chính phủ thường có rủi ro rất thấp hoặc là
bằng 0 bởi vì Chính phủ có thể tăng thuế hoặc thậm chí in tiền để thanh toán
dứt điểm nợ nần của mình.
Những trái khoán không có rủi ro như trái khoán của Chính phủ được gọi là
những trái khoán không vỡ nợ.
Khoảng cách giữa lãi suất của một trái khoán có rủi ro và một trái khoán
không có rủi ro được gọi là mức bù rủi ro. Mức bù rủi ro sẽ cho người dân biết
là sẽ được nhận thêm khoản lãi phụ là bao nhiêu để sẵn lòng nắm giữ một trái
khoán rủi ro.
Để xem xét tác động của rủi ro vỡ nợ đối với lãi suất, ta hãy xem sơ đồ
cung cầu cho các thị trường trái khoán dài hạn không có vỡ nợ và thị trường
trái khoán dài hạn công ty.
Mô hình cung cầu ...