Danh mục

Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá một số cửa sông ven biển miền Trung

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 115.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Muốn khai thác hợp lý và sử dụng bền vững nguồn lợi cần có những nghiên cứu cơ bản và những hiểu biết nhất định về nguồn lợi thủy sản. Trong bài báo ngắn này, tác giả tổng hợp những kết quả nghiên cứu trong 4 năm qua thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học một số hệ sinh thái đặc thù ở miền Trung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá một số cửa sông ven biển miền Trung TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 25, 2004 CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CÁ  MỘT SỐ CỬA SÔNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG  Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Chinh, Hồ Thị Hồng   Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế MỞ ĐẦU Miền Trung là nơi chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam của Việt  Nam, giới hạn ngăn cách bởi đèo Hải Vân. Vùng ven biển miền Trung có nhiều hệ  thống đầm phá ven biển, đặc biệt có phá Tam Giang ­ Cầu Hai lớn nhất trong khu   vực Đông Nam Á, với diện tích trên 22.000 ha. Cùng với hệ  thống đầm phá có rất  nhiều con sông lớn nhỏ  trao đổi nước với biển, hình thành nên những hệ  sinh thái  cửa sông rất đặc thù. Những hệ sinh thái cửa sông và đầm phá có tính nhạy cảm rất   cao, môi trường luôn có sự  thay đổi theo không gian và thời gian, kéo theo các loài   sinh vật phân bố  trong đó cũng có sự  biến động. Vì thế, đây là vùng có mức độ  đa   dạng sinh học cao. Đặc biệt là các loài cá, nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân  trong vùng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc đánh bắt ngày càng gia tăng, không   có quy hoạch, cộng thêm những tác động khác của con người  ảnh hưởng đến môi  trường vùng ven biển nên đã làm cho nguồn lợi suy giảm đến mức báo động. Vì vậy,   muốn khai thác hợp lý và sử dụng bền vững nguồn lợi cần có những nghiên cứu cơ  bản và những hiểu biết nhất định về  nguồn lợi thuỷ  sản. Trong bài báo ngắn này,   chúng tôi tổng hợp những kết quả  nghiên cứu trong 4 năm qua thuộc chương trình  nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học một số hệ sinh thái đặc thù ở miền Trung.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu vật được thu thập từ năm 2000 ­ 2004 tại 4 vùng cửa sông (cửa Hội, cửa   Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu) thuộc tỉnh Hà Tĩnh; sông Nhật Lệ  tỉnh Quảng Bình;  sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị; phá Tam Giang ­ Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế  và   đầm Ô Loan tỉnh Phú Yên. Mẫu cá chủ  yếu được thu bằng cách đánh bắt trực tiếp cùng ngư  dân với các  ngư  cụ  như  lưới, vợt, câu, nò sáo, nghề  đáy,... Mua cá từ  các ngư  dân đánh bắt tại  thực địa. Đặt các thẩu có dung dịch định hình (formol 10%)  để ngư dân thu mẫu. Tất  97 cả  mẫu cá thu thập được lưu trữ  tại phòng thí nghiệm Tài nguyên – Môi trường,  khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học ­ Đại học Huế. Định loại các loài cá bằng phương pháp so sánh hình thái, chủ yếu dựa vào các   khóa định loại của Vương Dĩ Khang (1963), Mai Đình Yên (1978, 1992), Nguyễn  Nhật Thi (1991), Nguyễn Khắc Hường (1993), Nguyễn Hữu Phụng (1994), Water   Rainboth (1996),.... Trật tự  sắp xếp các bậc taxon dựa theo hệ  thống phân loại của  T.R. Rass, G.U. Lindberg (1971) và FAO (1998). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cấu trúc thành phần loài: Qua kết quả  nghiên cứu nhiều năm, chúng tôi đã tổng hợp và thống kê được  200 loài cá thuộc 117 giống, 68 họ nằm trong 17 bộ cá khác nhau có mặt ở các vùng   cửa sông, đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam. Trong đó, đa dạng nhất là bộ  cá  Vược (Perciformes) với 34 họ (chiếm 50,0% tổng số họ), 57 giống (chiếm 49,14 %   tổng số  giống) và 104 loài (chiếm 52,0% tổng số  loài). Tiếp theo là bộ  cá Chép  (Cypriniformes), bộ  này chỉ  có 2 họ  (chiếm 2,94%), nhưng có đến 14 giống (chiếm   12,07%) và 19 loài (chiếm 9,50%). Bộ cá Đối (Mugiliformes) có 3 họ (chiếm 4,41%),  5 giống (4,31%) và 14 loài (7,0%). Bộ cá Trích (Clupeiformes) có 2 họ, 6 giống và 12   loài (chiếm 6,0%). Các bộ cá Chình (Anguilliformes), bộ cá Nheo (Siluriformes) 5 họ,   8 giống và 11 loài. Các bộ còn lại có số loài không nhiều, chỉ có từ 1 đến 6 loài (bảng  1). Bảng 1: Số lượng(SL) và tỷ lệ các bậc taxon của khu hệ cá  một số cửa sông ven biển miền Trung Họ Giống Loài Stt Tên khoa học Tên Việt Nam SL % SL % SL % 1 Dasyatiformes Bộ cá Đuối 1 1,47 1 0,86 1 0,50 2 Elopiformes Bộ cá Cháo  1 1,47 1 0,86 1 0,50 3 Clupeiformes Bộ cá Trích 2 2,94 6 5,17 12 6,00 4 Myctophiformes Bộ cá Đèn 2 2,94 2 1,72 4 2,00 5 Osteoglossiformes Bộ cá Thát Lát 1 1,47 1 0,86 1 0,50 6 Anguilliformes Bộ cá Chình 5 7,35 8 6,90 11 5,50 7 Cypriniformes Bộ cá Chép 2 2,94 14 12,07 19 9,50 8 Siluriformes Bộ cá Nheo 5 7,35 8 6,90 11 5,50 9 Atheriniformes Bộ cá Suốt 1 1,47 1 0,86 1 0,50 10 Beloniformes Bộ cá Nhoái 2 2,94 2 1,72 5 2,50 11 Gasterosteiformes Bộ cá Gai 1 1,47 1 0,86 1 0,50 12 Mugiliformes Bộ cá Đối 3 4,41 5 4,31 14 7,00 13 Synbranchiformes Bộ Lươn  2 2,94 2 1,72 2 1,00 14 Perciformes Bộ cá Vược 34 50,00 57 49,14 104 52,00 98 15 Scorpaeniformes Bộ cá Mù làn 1 1,47 2 1,72 2 1,00 16 Pleuronectiformes Bộ cá Bơn 2 2,94 2 1,72 5 2,50 17 Tetraodontiformes Bộ cá Nóc 3 4,41 3 2,59 ...

Tài liệu được xem nhiều: