Danh mục

Cây cúc tần

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.74 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 12m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống ký sinh. Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây cúc tầnCây cúc tầnCúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng,gần như không cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quảnhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơhồng mọc và sống ký sinh.Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m.Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần nhưkhông cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh.Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống kýsinh.Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở khắp nơi. Toàn cây (lá, cành, rễ) đềucó thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu háiquanh năm, cành và rễ thường dùng khô. Theo nghiên c ứu lá chứa 2,9% protein.Toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu.Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấ m. Công dụng tán phonghàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá.Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhứcxương, chấn thương,…Một số đơn thuốc có sử dụng cúc tần:Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả mộtphần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 10g) đem sắc với nước, uống khi cònnóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi, có tácdụng giả m sốt, giải cảm.Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu saonóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.Thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợpvới rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống.Dùng 5-7 ngày.Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúctrắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúctrắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3ggừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ.Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.Chữa chấn thương bầm tím: Lấy một nắm lá cúc tần rửa sạch, giã nát nhuyễnđắp vào chỗ bầm tím sẽ mau lành.

Tài liệu được xem nhiều: