![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Cây Khô Trổ Bông
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 112.11 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cây Khô Trổ BôngTừ Kim Lăng, Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Đức Tướng đã lội suối băng rừng chịu đựng bao gian khổ mới đến được vùng núi Nhạn Đãng, thuộc huyện Lạc Thanh, thị xã Ân Châu, tỉnh Triết Giang, hy vọng tìm được một đạo tràng thanh tịnh nương náo tu tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây Khô Trổ BôngCây Khô Trổ Bông Sưu Tầm Cây Khô Trổ Bông Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 15-October-2012Từ Kim Lăng, Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Đức Tướng đã lội suối băng rừng chịu đựng bao giankhổ mới đến được vùng núi Nhạn Đãng, thuộc huyện Lạc Thanh, thị xã Ân Châu, tỉnh TriếtGiang, hy vọng tìm được một đạo tràng thanh tịnh nương náo tu tập. Thế nhưng, tuy đến tự việnnào chàng cũng cần mẫn chấp tác, rồi mới thành khẩn thiết tha đạo đạt nguyện vọng của mình,nhưng Đức Tướng vẫn chẳng được tự viện nào cho nhập chúng. Thất vọng não nề chàng thẩnthờ xuống núi, bâng khuâng chẳng biết thân phận của mình sẽ phải nổi trôi ở chốn nào?Đức Tướng tục danh Lý sĩ Tú, là con của một gia đình nho gia thanh bần tại Kim Lăng. Cha mấtsớm, bà mẹ Tú tảo tần mua bán, tuy tiền bạc thiếu hụt vẫn hi sinh chắt mót từng đồng gởi conđến chùa Báo Ân học hành, hi vọng đứa con sẽ đỗ đạt làm quan rạng rỡ tông môn. Vào triềuđại nhà Minh, các ngôi chùa lớn như Báo Ân, được cải biến thành những trung tâm giáo dục đặtdưới sự kiểm soát của triều đình, để dạy dỗ chung tam giáo: Nho, Phật và Đạo. Môn sinh dànhphần lớn thời giờ trao dồi văn chương thi phú của Nho gia, đồng thời, cũng phải nghiền ngẫmthông suốt giáo lý Phật đà và nghi lễ của Đạo gia, vì đề thi gồm cả những câu hỏi về Phật vàĐạo. Tuy quyết tâm theo đuổi mộng ước quan trường để chiều lòng mẹ, nhưng Tú rất say mêhọc Phật, nhất là triết lý Bát Nhã và tu tập thiền quán, do đó, chàng thường tham dự các thờikhóa tụng niệm và hành thiền tại chùa. Chàng học trò nghèo, hiếu học và có đạo tâm, sớmđược hòa thượng Tây Lâm, trụ trì Chùa Báo Ân chú ý. Hòa thượng thương yêu miễn cho chànghọc phí, bù lại, chàng cũng tình nguyện gánh vác công quả cực nhọc tại khu nhà trù. Ngày thi cửchưa đến, ước mơ của mẹ chưa thực hiện, thì bất ngờ bà mẹ bị lâm trọng bệnh rồi qua đời. Khổđau mất mẹ khiến Tú nhận chân rõ rệt lý vô thường vô ngã trên cuộc đời, nên ngay sau khihoàn tất lễ thất tuần cho mẹ, Tú liền quì lạy hòa thượng Tây Lâm thỉnh cầu xuất gia. Hòathượng hoan hỷ chấp nhận cho chàng tu tập sự, làm lễ thí phát và cho chàng thọ giới sa di vớipháp danh Đức Tướng, đoạn ủy thác chàng cho thầy giáo thọ đặc trách dạy dỗ. Chùa Báo Ân tutập theo truyền thống thiền tông hệ phái Quy Ngưỡng, chuyên chú đặc biệt vào Kinh Kim Cangđể tham cứu tu tập, chớ không đặt nặng việc xử dụng công án như phái Lâm Tế. Chủ trươngnầy dựa trên truyền thuyết theo đó lục tổ Huệ Năng, trong khi còn là cư sĩ đang gánh củi đãnghe Kinh Kim Cang mà phát tâm, về sau, khi nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang đến câu“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, liền đại ngộ và được Ngũ tổ trao truyền y bát. Hòa thường TâyLâm, tuổi đã ngoài bảy mươi lăm, hàng ngày vẫn nghiêm túc hành thiền và trì tụng Kinh KimCương Bát Nhã chẳng chút xao lãng. Hòa thượng thường vân du chiêm bái các đại tùng tâm“hang ổ” của chư tổ sư thiền ngày xưa như chùa Nam Hoa của Lục tổ, chùa Mật Aán, tổ đìnhQuy Ngưỡng, chùa Nam Đài tổ Thạch Đầu, chùa Lâm Tế tại Thạch gia Trang... Mùa thu nămTrang 1/9 http://motsach.infoCây Khô Trổ Bông Sưu TầmGia Tĩnh thứ 43 (1564), Ngài hướng dẫn phái đoàn đệ tử trong đó có Đức Tướng chiêm bái NgũĐài sơn đảnh lễ Bồ Tát Văn Thù. Đầu xuân năm sau, đang khi vẫn còn mạnh khỏe, hòa thượngbỗng khẩn cấp họp chúng từ giã, rồi long trọng nhắc nhở: “Theo lý vô thường thì chùa Báo Ânsẽ có lúc bị hủy hoại và các con sẽ gặp khó khăn. Dù trong hoàn cảnh nào, thầy mong sao cáccon vẫn tiếp tục kiên trì tu tập, giữ giới luật như giữ đôi tròng mắt của mình”. Kế đến, hòathượng dặn dò riêng từng đệ tử lớn, rồi cuối cùng, Ngài ngoắc Đức Tướng đến phán dạy: “Rấttiếc là ta chỉ có nhân duyên chỉ cho con cánh cửa, con đường tu tập gian nan còn lại phải do conchọn lựa và tự khám phá mà bước vào. Ta chỉ nhắc con một điều là Đức Tướng tức là Không,mà Không cũng tức là Đức Tướng. Con nên tâm niệm điều đó để làm yếu chỉ mà hội nhập thiềnmôn”. Sau khi phú chúc xong hậu sự, hòa thượng chấp tay lầm thầm đọc tụng trọn bộ Kinh KimCang Bát Nhã Ba La Mật, rồi lặng lẽ nhập diệt. Sự ra đi tự tại của hòa thượng khiến cho tứchúng vừa hân hoan vừa thương cảm, ai ai cũng thệ nguyện tinh tấn tu tập để khỏi phụ lòng tinyêu của thầy. Đúng theo lời tiên đoán của hòa thượng, chỉ hơn một năm sau thì ngôi tự việnnguy nga bị sét đánh gây hỏa hoạn cháy rụi. Chùa Báo Ân được coi là tài sản quốc gia nênchánh quyền có trách nhiệm liền tức tốc mở cuộc điều tra: thầy trụ trì và 17 tăng sĩ phụ tráchđiều hành tự viện bị dẫn giải về huyện đường chấp cung rồi bị giam giữ. Chùa Báo Ân tuy tấpnập thiện tín lễ bái, nhưng theo tinh thần tu tập đạm bạc của hòa thượng Tây Lâm, chùa khôngthừa tiền bạc để biết “lễ nghĩa”, nên giới chức điều tra không chấp nhận thuyết thiên tai và nhấtquyết cho rằng hỏa hoạn do phá hoại, do đó, cuộc điều tra ngày càng trở nên gay gắt, số phậncủa chư tăng đang bị câu lưu rất mờ mịt. Nhóm tu sĩ trẻ còn lại như rắn không đầu, đói rách,không mái lá che nắng mưa, lại nơm nớp lo sợ bị liên lụy, nên lần lần tản mác đến các tự việnkhác nương thân. Đức Tướng là một trong số ít tu sĩ gắng gượng ở lại, hằng ngày thay phiênnhau cơm nước thăm nuôi chư tăng tù tội. Cuộc điều tra bỗng chuyển hướng sang nhóm phụtrách khu nhà trù, nơi xuất phát ngọn lửa. Từ ngục thất, thầy trụ trì nhắn tin khuyên bảo nhómnhà trù nên lánh mặt thật xa để tránh nguy cơ bị lùng bắt, tra tấn, tù đày. Thế là Đức Tướngđành gạt nước mắt hấp tấp lủi trốn khỏi thành phố Nam Kinh. Chàng chỉ kịp mang theo chútlương khô và bản kinh Kim Cang làm của tùy thân. Đức Tướng lo lắng đi liên tụ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cây Khô Trổ BôngCây Khô Trổ Bông Sưu Tầm Cây Khô Trổ Bông Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 15-October-2012Từ Kim Lăng, Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Đức Tướng đã lội suối băng rừng chịu đựng bao giankhổ mới đến được vùng núi Nhạn Đãng, thuộc huyện Lạc Thanh, thị xã Ân Châu, tỉnh TriếtGiang, hy vọng tìm được một đạo tràng thanh tịnh nương náo tu tập. Thế nhưng, tuy đến tự việnnào chàng cũng cần mẫn chấp tác, rồi mới thành khẩn thiết tha đạo đạt nguyện vọng của mình,nhưng Đức Tướng vẫn chẳng được tự viện nào cho nhập chúng. Thất vọng não nề chàng thẩnthờ xuống núi, bâng khuâng chẳng biết thân phận của mình sẽ phải nổi trôi ở chốn nào?Đức Tướng tục danh Lý sĩ Tú, là con của một gia đình nho gia thanh bần tại Kim Lăng. Cha mấtsớm, bà mẹ Tú tảo tần mua bán, tuy tiền bạc thiếu hụt vẫn hi sinh chắt mót từng đồng gởi conđến chùa Báo Ân học hành, hi vọng đứa con sẽ đỗ đạt làm quan rạng rỡ tông môn. Vào triềuđại nhà Minh, các ngôi chùa lớn như Báo Ân, được cải biến thành những trung tâm giáo dục đặtdưới sự kiểm soát của triều đình, để dạy dỗ chung tam giáo: Nho, Phật và Đạo. Môn sinh dànhphần lớn thời giờ trao dồi văn chương thi phú của Nho gia, đồng thời, cũng phải nghiền ngẫmthông suốt giáo lý Phật đà và nghi lễ của Đạo gia, vì đề thi gồm cả những câu hỏi về Phật vàĐạo. Tuy quyết tâm theo đuổi mộng ước quan trường để chiều lòng mẹ, nhưng Tú rất say mêhọc Phật, nhất là triết lý Bát Nhã và tu tập thiền quán, do đó, chàng thường tham dự các thờikhóa tụng niệm và hành thiền tại chùa. Chàng học trò nghèo, hiếu học và có đạo tâm, sớmđược hòa thượng Tây Lâm, trụ trì Chùa Báo Ân chú ý. Hòa thượng thương yêu miễn cho chànghọc phí, bù lại, chàng cũng tình nguyện gánh vác công quả cực nhọc tại khu nhà trù. Ngày thi cửchưa đến, ước mơ của mẹ chưa thực hiện, thì bất ngờ bà mẹ bị lâm trọng bệnh rồi qua đời. Khổđau mất mẹ khiến Tú nhận chân rõ rệt lý vô thường vô ngã trên cuộc đời, nên ngay sau khihoàn tất lễ thất tuần cho mẹ, Tú liền quì lạy hòa thượng Tây Lâm thỉnh cầu xuất gia. Hòathượng hoan hỷ chấp nhận cho chàng tu tập sự, làm lễ thí phát và cho chàng thọ giới sa di vớipháp danh Đức Tướng, đoạn ủy thác chàng cho thầy giáo thọ đặc trách dạy dỗ. Chùa Báo Ân tutập theo truyền thống thiền tông hệ phái Quy Ngưỡng, chuyên chú đặc biệt vào Kinh Kim Cangđể tham cứu tu tập, chớ không đặt nặng việc xử dụng công án như phái Lâm Tế. Chủ trươngnầy dựa trên truyền thuyết theo đó lục tổ Huệ Năng, trong khi còn là cư sĩ đang gánh củi đãnghe Kinh Kim Cang mà phát tâm, về sau, khi nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang đến câu“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, liền đại ngộ và được Ngũ tổ trao truyền y bát. Hòa thường TâyLâm, tuổi đã ngoài bảy mươi lăm, hàng ngày vẫn nghiêm túc hành thiền và trì tụng Kinh KimCương Bát Nhã chẳng chút xao lãng. Hòa thượng thường vân du chiêm bái các đại tùng tâm“hang ổ” của chư tổ sư thiền ngày xưa như chùa Nam Hoa của Lục tổ, chùa Mật Aán, tổ đìnhQuy Ngưỡng, chùa Nam Đài tổ Thạch Đầu, chùa Lâm Tế tại Thạch gia Trang... Mùa thu nămTrang 1/9 http://motsach.infoCây Khô Trổ Bông Sưu TầmGia Tĩnh thứ 43 (1564), Ngài hướng dẫn phái đoàn đệ tử trong đó có Đức Tướng chiêm bái NgũĐài sơn đảnh lễ Bồ Tát Văn Thù. Đầu xuân năm sau, đang khi vẫn còn mạnh khỏe, hòa thượngbỗng khẩn cấp họp chúng từ giã, rồi long trọng nhắc nhở: “Theo lý vô thường thì chùa Báo Ânsẽ có lúc bị hủy hoại và các con sẽ gặp khó khăn. Dù trong hoàn cảnh nào, thầy mong sao cáccon vẫn tiếp tục kiên trì tu tập, giữ giới luật như giữ đôi tròng mắt của mình”. Kế đến, hòathượng dặn dò riêng từng đệ tử lớn, rồi cuối cùng, Ngài ngoắc Đức Tướng đến phán dạy: “Rấttiếc là ta chỉ có nhân duyên chỉ cho con cánh cửa, con đường tu tập gian nan còn lại phải do conchọn lựa và tự khám phá mà bước vào. Ta chỉ nhắc con một điều là Đức Tướng tức là Không,mà Không cũng tức là Đức Tướng. Con nên tâm niệm điều đó để làm yếu chỉ mà hội nhập thiềnmôn”. Sau khi phú chúc xong hậu sự, hòa thượng chấp tay lầm thầm đọc tụng trọn bộ Kinh KimCang Bát Nhã Ba La Mật, rồi lặng lẽ nhập diệt. Sự ra đi tự tại của hòa thượng khiến cho tứchúng vừa hân hoan vừa thương cảm, ai ai cũng thệ nguyện tinh tấn tu tập để khỏi phụ lòng tinyêu của thầy. Đúng theo lời tiên đoán của hòa thượng, chỉ hơn một năm sau thì ngôi tự việnnguy nga bị sét đánh gây hỏa hoạn cháy rụi. Chùa Báo Ân được coi là tài sản quốc gia nênchánh quyền có trách nhiệm liền tức tốc mở cuộc điều tra: thầy trụ trì và 17 tăng sĩ phụ tráchđiều hành tự viện bị dẫn giải về huyện đường chấp cung rồi bị giam giữ. Chùa Báo Ân tuy tấpnập thiện tín lễ bái, nhưng theo tinh thần tu tập đạm bạc của hòa thượng Tây Lâm, chùa khôngthừa tiền bạc để biết “lễ nghĩa”, nên giới chức điều tra không chấp nhận thuyết thiên tai và nhấtquyết cho rằng hỏa hoạn do phá hoại, do đó, cuộc điều tra ngày càng trở nên gay gắt, số phậncủa chư tăng đang bị câu lưu rất mờ mịt. Nhóm tu sĩ trẻ còn lại như rắn không đầu, đói rách,không mái lá che nắng mưa, lại nơm nớp lo sợ bị liên lụy, nên lần lần tản mác đến các tự việnkhác nương thân. Đức Tướng là một trong số ít tu sĩ gắng gượng ở lại, hằng ngày thay phiênnhau cơm nước thăm nuôi chư tăng tù tội. Cuộc điều tra bỗng chuyển hướng sang nhóm phụtrách khu nhà trù, nơi xuất phát ngọn lửa. Từ ngục thất, thầy trụ trì nhắn tin khuyên bảo nhómnhà trù nên lánh mặt thật xa để tránh nguy cơ bị lùng bắt, tra tấn, tù đày. Thế là Đức Tướngđành gạt nước mắt hấp tấp lủi trốn khỏi thành phố Nam Kinh. Chàng chỉ kịp mang theo chútlương khô và bản kinh Kim Cang làm của tùy thân. Đức Tướng lo lắng đi liên tụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cây Khô Trổ Bông truyện ngắn truyện Sáng khoa học xã hội thơ ca văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 382 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 352 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 283 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 267 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 240 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 211 0 0 -
91 trang 182 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 169 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 150 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 143 0 0