Danh mục

CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.16 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cũng giống như đối với nhiều phương pháp y học cổ truyền Trung Hoa khác, trong một thời gian rất dài trong lịch sử, hầu hết các bác sỹ và bệnh nhân Trung Quốc đều tin tưởng chắc chắn rằng châm cứu có hiệu quả điều trị đối với đột quỵ. Các bác sỹ Trung Quốc sử dụng châm cứu để cải thiện tình trạng chức năng vận động, ngôn ngữ, và các chức năng khác nữa, cho bệnh nhân sau khi bị đột quỵ. Trong những năm gần đây, ở Trung Quốc, người ta đã tiến hành nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ CHÂM CỨU ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴCũng giống như đối với nhiều phương pháp y học cổ truyền Trung Hoa khác,trong một thời gian rất dài trong lịch sử, hầu hết các bác sỹ và bệnh nhân TrungQuốc đều tin tưởng chắc chắn rằng châm cứu có hiệu quả điều trị đối với đột quỵ.Các bác sỹ Trung Quốc sử dụng châm cứu để cải thiện tình trạng chức năng vậnđộng, ngôn ngữ, và các chức năng khác nữa, cho bệnh nhân sau khi bị đột quỵ.Trong những năm gần đây, ở Trung Quốc, người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứuvề châm cứu. Điều lý thú là người ta thấy nghiên cứu ở một số nước đều chi kếtquả thuận lợi đối với châm cứu giống nh ư nhau, tất cả các nghiên cứu xuất phát từTrung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, và Đài Loan đều cho kết quả dương tính(trước tháng sáu năm 1995). Hơn nữa, không có một thử nghiệm (châm cứu hoặckhông châm cứu) đã công bố nào, ở Trung Quốc hoặc Nga/Liên xô cũ, cho thấyđiều trị thử là không hiệu quả (tất cả đều cho thấy là điều trị có hiệu quả). Mặc dùhầu như tất cả các thử nghiệm về châm cứu cho đột quỵ thực hiện tại Trung Quốcđều cho thấy một dự hậu thuận lợi, và mặc dù quan điểm của người Trung Hoa vềchâm cứu vẫn rất là thuận lợi, nhưng có một khảo sát đã cho thấy chỉ có 66% bácsỹ Trung Quốc sử dụng châm cứu như là một biện pháp điều trị đột quỵ thườngquy, chỉ có 63% cho là châm cứu có kết quả, và có tới 36% nghĩ rằng tác dụng củachâm cứu là không rõ ràng lắm.Có một tổng quan hệ thống (systemic review) Cochrane bao h àm 14 thử nghiệm(10 thử nghiệm thực hiện tại Trung Quốc), gồm 1208 bệnh nhân. Khởi đầu d ùngchâm cứu trong vòng 30 ngày sau khởi phát đột quỵ, so sánh với châm cứu kiểugiả bộ (placebo/sham acupunture), hoặc nghiên cứu mở (open control), trên bệnhnhân bị đột quỵ chảy máu và/hoặc thiếu máu cấp tính. Hầu hết các thử nghiệm đãđược khảo cứu đều ở trong tình trạng chất lượng thấp kém. Khi so sánh châm cứuthực sự với châm cứu giả bộ (sham acupunture), hoặc với nghiên cứu mở, thì cókhuynh hướng có ý nghĩa chỉ ở mức ranh giới, nghiêng về phía có ít bệnh nhân bịchết hoặc bị lệ thuộc hơn (odd ratio [OR] là 0.66, khoảng tin cậy 95% [CL] là0.43-0.99), và số bệnh nhân bị chết hoặc phải chăm sóc trong bệnh viện sau 3tháng hoặc lâu hơn ở nhóm được châm cứu thì ít hơn một cách có ý nghĩa (OR0.58, 95% CL 0.35-0.96). So sánh châm cứu thực sự với châm cứu giả bộ chỉ chothấy khác biệt có ý nghĩa thống kê về khả năng chết hoặc chăm sóc trong bệnhviện (OR 0.49, 95% CL 0.25-0.96) nhưng không có ý nghĩa về khả năng chết hoặclệ thuộc (OR 0.67, 95% CL 0.40-1.12). Tác dụng phụ nặng của châm cứu (chóngmặt, đau không thể chịu được, và nhiễm trùng tại chỗ châm) thì hiếm (6/386,1.55%). Nghiên cứu này gợi ý rằng châm cứu có lẽ là an toàn, nhưng số lượngbệnh nhân quá ít để có thể chắc chắn được liệu châm cứu có thực sự hiệu quả chođiều trị đột quỵ chảy máu hoặc thiếu máu cấp tính, hay là không. Cần có nhữngthử nghiệm lớn hơn và đúng đắn về phương pháp luận hơn.Một siêu phân tích (meta-analysis) khác, bao hàm 14 thử nghiệm ngẫu nhiên, với1213 bệnh nhân, so sánh châm cứu với không châm cứu, bổ trợ cho điều trị phụ chồi chức năng trong vòng 6 tháng sau đột quỵ. Ước lượng hiệu quả - ngẫu nhiênchung (pooled random-effects estimates), về thay đổi đối với tình trạng suy giảmvận động và tình trạng tàn phế, lần lượt là 0.06 (95% CL -0.12 tới 0.24) và 0.49(95% CL 0.03 - 0.96), kèm theo độ không đồng nhất (heterogeneity) trong các đolường về tình trạng tàn phế (P=0.05, phép thử khi bình phương). Với phép so sánhgiữa châm cứu thực sự với châm cứu giả bộ, ước lượng hiệu quả - ngẫu nhiênchung (pooled random-effects estimates) về thay đổi đối với tình trạng tàn phế là0.07 (95% CL -0.34 tới 0.48). So sánh giữa châm cứu với không châm cứu, màkhông kèm theo điều trị phục hồi chức năng, ước lượng hiệu quả - ngẫu nhiênchung về thay đổi trong tình trạng suy giảm vận động là 0.46 (95% CL -0.20 tới1.12), và tỷ lệ chênh (odd ratio) hiệu quả - ngẫu nhiên chung đối với tình trạng tànphế là 12.5 (95% CL 4.3-36.2), mà không kèm theo độ không đồng nhất có ýnghĩa thống kê (lần lượt P=0.97 và P= 0.12, phép thử khi bình phương), nhưngchất lượng nghiên cứu (study quality) thì rất kém. Có thể kết luận là nếu kèm vớiđiều trị phục hồi chức năng, thì châm cứu không có thêm tác dụng gì trên phục hồivận động, nhưng có một hiệu quả dương tính nhỏ trên tình trạng tàn phế, điều nàycó thể là do tác dụng thực sự của giả dược (placebo effect) và do biến thiên trongchất lượng của nghiên cứu. Hiệu quả của châm cứu, mà không làm cùng với điềutrị phục hồi chức năng đột quỵ, thì vẫn còn chưa chắc chắn, chủ yếu là vì chấtlượng tệ hại của các nghiên cứu này.Hai nghiên cứu trên chỉ ra rằng đa số các thử nghiệm đã được nêu là có chất lượngthấp kém. Nhiều thử nghiệm không mô tả được phương pháp lựa chọn ngẫu nhiênvà phương pháp che dấu việc xếp nhóm (allocation concealment) của họ, mà chỉtự gọi ph ...

Tài liệu được xem nhiều: