Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (LKhu.75, 4-8) nêu lên phương pháp châm Ngũ Tiết: 1-Chấn Ai: châm cạn ngoài kinh mạch để đuổi dương tà của bệnh, trij những chứng do dương khí đại nghịch lên: tích đầy trong lồng ngực làm cho ngực bị đầy, phải co vai lại để thở, phát suyễn thở khò khè, chỉ ngồi gục xuống chứ không thể nằm yên. Dùng phép chữa này phải thật nhanh như quét dọn cho sạch bụi (Chấn ai) - Dùng huyệt Thiên Dung. 2-Phát Mông: châm các Du huyệt thuộc dương, thuộc phủ, để trị các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂM CỨU HỌC - Ngũ Tiết Thích CHÂM CỨU HỌC Ngũ Tiết Thích Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (LKhu.75, 4-8) nêu lên phương phápchâm Ngũ Tiết: 1-Chấn Ai: châm cạn ngoài kinh mạch để đuổi dương tà của bệnh, trijnhững chứng do dương khí đại nghịch lên: tích đầy trong lồng ngực làm chongực bị đầy, phải co vai lại để thở, phát suyễn thở khò khè, chỉ ngồi gụcxuống chứ không thể nằm yên. Dùng phép chữa này phải thật nhanh nhưquét dọn cho sạch bụi (Chấn ai) - Dùng huyệt Thiên Dung. 2-Phát Mông: châm các Du huyệt thuộc dương, thuộc phủ, để trị cácbệnh thuộc Lục phủ. Trị tai không nghe gì, mắt không thấy gì... Hiệu qủacủa phương pháp này còn nhanh hơn là quét sạch bụi che cho sáng mắt. Khimũi kim vừa châm vào, dặn bệnh nhân dùng tay bịt kín 2 lỗ mũi, đồng thờingậm kín miệng lại, không cho tiếng nói phát ra. Kết quả sẽ ứng với mũikim châm, tai sẽ nghe được âm thanh. 3-Khứ Trảo: châm chủ yếu về các quan tiết và chi lạc.. Dùng PhiChâm để trị...Đây là phép châm trị 1 thứ bệnh của loại có hình dáng nhưdương vật, dịch hoàn thường không che dấu được, giống như cắt bỏ dần chỗdư của móng tay, vì vậy gọi là Khứ Trảo. 4-Triệt Y: châm trên các kỳ huyệt trên các vùng dương phận... Dùngcác huyệt: Thiên Phủ, Đại Trữ. Châm 3 lần. Châm thêm huyệt Trung Lữ Duđể đẩy lùi nhiệt tà. Ngoài ra còn châm bổ kinh túc Thái âm Tỳ và thủ Tháiâm Phế, để làm giảm nhiệt bằng cách ra mồ hôi. Khi nhiệt giảm, mồ hôigiảm ít lại thì bệnh sẽ khỏi nhanh như cởi áo [triệt y] vậy. 5- Giải Hoặc: là phép châm mà phải biết rõ việc điều hòa Âm Dương,biết tả cái hữu dư, bổ cái bất túc, thay đổi việc hư thực trở lại bình thường...Châm tả cái hữu dư của tà khí, châm bổ cái bất túc của chính khí và điều hòaquan bình Âm Dương. Người dùng châm được như vậy thì kết quả nhanhhơn giải được cơn mê hoặc vây. Châm Bệnh Ngũ Tà Thiên ‘’Thích Tiết Chân Tà’ nêu lên cách châm trị Ngũ Tà như sau: 1-Châm chứng Tý Nhiệt: dùng phép đẩy lui nhiệt - Trong khi châm đểkhai thông sự ủng trệ của kinh mạch, nên để mở rộng vết kim châm để chonhiệt tà có con đường rộng để xuất ra (LKhu 75, 49, 67). 2-Châm trị bệnh do thũng và tích tụ: dùng phép châm làm cho tiêutan. Phải châm 1 cách nhẹ nhàng, điều hòa như đang thực hiện 1 tiến trìnhthay đổi phong tục, tính tình. Nếu ung độc chưa thành mủ, nên xoa bóp nhẹtrên u nhọt nhằm biến nó thành giảm bớt bằng nhiều cách, dẫn dắt cho khíđược lưu hành, xua đuổi tà khí rời khỏi chỗ nó tụ lại, không để cho nó đượcở yên nơi cũ, như vây, tà độc mới dần dần tiêu tan. Nếu ở các đường kinhâm hoặc dương mà phát sinh các loại nhọt độc, nên dựa theo đường kinh củanó để lấy huyệt (LKhu 75, 55-58). 3-Châm đối với chứng hàn tý: dùng phép châm tăng nhiệt, làm ôn khíhuyết - Châm 1 cách chậm chậm khi đâm kim vào cũng là khi rút kim ra chođến khi thần khí được vãn hồi mới thôi. Trong khi rút kim ra, nên bịt lỗ kimlại để cho khí vào nhằm bổ được lưu lại ở doanh vệ mà không tiết trở ra, hưthực và chính tà được điều hòa. Chân khí do đó được bảo tồn kín đáo vậy(LKhu 75, 51, 68-69). 4-Đối với tiểu (hư) tà: châm bổ thêm cho dương khí - Nên châm ởvùng phận nhục. (LKhu 75, 52, 65). 5-Đối với đại (thực) tà: phải châm trừ cho được tà khí - Nên châm ởcác vùng phận nhục của các kinh Dương (LKhu 75, 53, 61).