Thông tin tài liệu:
Là phương pháp phối hợp Âm Dương, dùng trong trường hợp âm dương không tương hợp nhau, 1 bên qúa nhiều, 1 bên lại quá suy... gây nên hiện tượng Tâm Thận bất giao, hư dương vượt ra ngoài, khí huyết không thông, Can Tỳ không điều, kinh lạc bị ngăn trở, chứng quan cách (âm dương không tương thông).. nên dùng Hợp Pháp. Thiên ‘Căn Kết’ ghi:”Điều hòa được Âm với Dương, tinh khí mới sáng tỏ, mới hòa hợp được hình và khí, khiến cho thần khí giữ vững ở bên trong” (LKhu 5, 81). b- Chọn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP HỢP PHÁP CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP HỢP PHÁP a. Đại cương Là phương pháp phối hợp Âm Dương, dùng trong trường hợp âmdương không tương hợp nhau, 1 bên qúa nhiều, 1 bên lại quá suy... gây nênhiện tượng Tâm Thận bất giao, hư dương vượt ra ngoài, khí huyết khôngthông, Can Tỳ không điều, kinh lạc bị ngăn trở, chứng quan cách (âm dươngkhông tương thông).. nên dùng Hợp Pháp. Thiên ‘Căn Kết’ ghi:”Điều hòađược Âm với Dương, tinh khí mới sáng tỏ, mới hòa hợp được hình và khí,khiến cho thần khí giữ vững ở bên trong” (LKhu 5, 81). b- Chọn Huyệt Theo Hợp Pháp 1-Chọn Huyệt Cùng Trên Kinh Âm Dương hoặc Tạng Phủ ÂmDương hoặc vùng Âm Dương để điều chỉnh âm dương, làm cho âm dươngluôn hòa hợp cùng nhau. Thí dụ: + Khí huyết bất hòa: chọn Túc Tam Lý (kinh dương) phối hợp vớiTam Âm Giao (Kinh âm) [chọn huyệt theo kinh]. + Tâm Thận bất giao: chọn Tâm Du phối hợp với Thận Du để điềuhòa Tâm hỏa và Thận âm (Chọn huyệt theo Tạng). + Thận hỏa bất túc: chọn Mệnh Môn (vùng lưng = dương) phối hợpvới Thần Khuyết (Vùng bụng = âm) [Chọn huyệt theo vùng]. 2) Chọn huyệt tại vùng đối xứng âm dương của cơ thể: Thí dụ: + Trị Can Tỳ không hòa: chọn Dương Lăng Tuyền (ngoài) với ÂmLăng Tuyền (trong). + Trị bàn chân lệch vào trong hoặc ngoài: chọn Chiếu Hải (trong) vàThân Mạch (ngoài). + Cách phối huyệt Bá Hội + Gian Sử hoặc Nhân Trung + Trung Xungcũng xếp vào loại này vì xét theo cơ thể thì trên thuộc dương, dưới thuộcâm. + Cách chữa ‘Đại Tiếp Kinh’, chọn 12 Tỉnh huyệt phối hợp với nhau,châm theo thứ tự 1 kinh dương, 1 kinh âm để điều trị chứng liệt nửa ngườisau khi bị trúng phong (tai biến mạch máu não...) nhằm nục đích giao thôngkinh khí của các kinh Âm Dương, cũng có thể xếp vào loại Hợp Pháp này(Châm Cứu Xử Phương Học). ÔN PHÁP a. Đại cương Ôn pháp thường dùng trong các chứng hàn thấp ngăn trở, dương khíhư suy hoặc dương khí suy kiệt. b- Chọn Huyệt Theo Ôn Pháp Thường chọn các huyệt có tác dụng tráng khí, bổ hỏa như Khí Hải,Quan Nguyên, Mệnh Môn. Vì ôn pháp không tách khỏi tác dụng ôn nhiệt, vì vậy, nên phối hợpvới phép cứu để tăng tác dụng trị liệu. Khi châm thường dùng phương phápThiêu Sơn Hỏa.