Danh mục

Chăm sóc người cao tuổi trong tiến trình già hóa dân số tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 572.41 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Già hóa dân số” đang trở thành vấn đề bức thiết của Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ diễn ra rất nhanh, gây ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội. Số lượng người cao tuổi ngày càng nhiều và độ tuổi ngày càng cao, lại mắc nhiều bệnh. Hiện nay loại hình chăm sóc tại gia đình người cao tuổi chiếm tuyệt đại bộ phận, trên 99,5%. Tuy nhiên, nguồn lực chăm sóc của gia đình có chiều hướng suy giảm và ngay cả với mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình cũng không thể duy trì như lâu nay, cần được nâng cao chất lượng và thay đổi phương thức chăm sóc. Để đảm bảo chất lượng sống người cao tuổi đòi hỏi sự trợ giúp lớn hơn nữa từ Nhà nước và cộng đồng, cần chuẩn bị phát triển dịch vụ chăm sóc và chính sách hỗ trợ, giải pháp đồng bộ, ngay từ bây giờ. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi từ gia đình chuyển dần sang xã hội ở một thành phố thông minh, văn minh, hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc người cao tuổi trong tiến trình già hóa dân số tại thành phố Hồ Chí Minh HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TRONG TIẾN TRÌNH GIÀ HOÁ DÂN SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Lê Văn Thành Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Email: thanhlv@yahoo.com Tóm tắt: “Già hóa dân số” đang trở thành vấn đề bức thiết của Thành phố Hồ Chí Minh,tốc độ diễn ra rất nhanh, gây ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầngcơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội. Số lượng người cao tuổi ngày càng nhiều và độ tuổingày càng cao, lại mắc nhiều bệnh. Hiện nay loại hình chăm sóc tại gia đình người cao tuổichiếm tuyệt đại bộ phận, trên 99,5%. Tuy nhiên, nguồn lực chăm sóc của gia đình có chiềuhướng suy giảm và ngay cả với mô hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình cũng khôngthể duy trì như lâu nay, cần được nâng cao chất lượng và thay đổi phương thức chăm sóc.Để đảm bảo chất lượng sống người cao tuổi đòi hỏi sự trợ giúp lớn hơn nữa từ Nhà nước vàcộng đồng, cần chuẩn bị phát triển dịch vụ chăm sóc và chính sách hỗ trợ, giải pháp đồngbộ, ngay từ bây giờ. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi từ gia đình chuyển dần sang xãhội ở một thành phố thông minh, văn minh, hiện đại. Từ khoá: Chăm sóc người cao tuổi, thành phố thông minh, dịch vụ an sinh xã hội. 1. Giới thiệu “Già hóa dân số” đang trở thành vấn đề bức thiết của Thành phố Hồ Chí Minh gây ranhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xãhội. Số lượng Người cao tuổi ngày càng nhiều và độ tuổi ngày càng cao. Cần có những biệnpháp tiên lượng để chăm sóc cho Người cao tuổi, nhất là trong điều kiện cụ thể là có nhiềuNgười cao tuổi mắc bệnh mãn tính, và thậm chí nhiều bệnh cùng một lúc. Số lượng Người cao tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 500.000 người. Theoluật Người cao tuổi thì có bốn loại hình chăm sóc Người cao tuổi 72 nhưng hiện nay thì loạihình chăm sóc tại gia đình Người cao tuổi chiếm tuyệt đại bộ phận, ở Thành phố Hồ ChíMinh tỷ lệ này là trên 99,5%. Số lượng Người cao tuổi được chăm sóc trong các cơ sở tậptrung chiếm tỷ lệ rất thấp, ít hơn 0,5 % số Người cao tuổi toàn thành phố, chủ yếu là Ngườicao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa hoặc diện chính sách. Nói cách khác, mô hình chămsóc người cao tuổi hiện nay chủ yếu là ở gia đình. Tuy nhiên, nguồn lực chăm sóc của gia đình có chiều hướng suy giảm vì sự phát triển giađình hạt nhân và nhu cầu tham gia vào thị trường lao động xã hội của người thân, giải phóng72 Ngoài chăm sóc tại gia đình còn có ba nhóm mô hình chăm sóc người cao tuổi như sau: (1) Nhóm thứ nhất là các cơsở do các cá nhân, doanh nghiệp đứng ra tổ chức, xây dựng; (2) Nhóm thứ hai là các cơ sờ dưỡng lão từ thiện do các cánhân hoặc tổ chức tôn giáo như nhà chùa, giáo hội đứng ra tổ chức; (3) Nhóm thứ ba bao gồm các sở chăm sóc, điềudưỡng người có công, người cao tuổi thuộc diện chính sách do nhà nước đứng ra bảo trợ. 121 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”sức lao động. Hiện nay việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc Người cao tuổi chưa đáp ứngnhu cầu. Gia đình muốn sử dụng dịch vụ chăm sóc cho Người cao tuổi nhưng không biết tưvấn ở đâu, chọn lựa dịch vụ nào thích hợp với khả năng kinh tế cũng như chất lượng an toàndịch vụ. Ngay cả với mô hình chăm sóc Người cao tuổi tại gia đình cũng không thể duy trìphương thức như lâu nay, cần được nâng cao chất lượng và thay đổi phương thức chăm sócNgười cao tuổi. Bên cạnh đó, số cơ sở phúc lợi chăm sóc người cao tuổi tại Thành phố còn ít. Nhữngchính sách hỗ trợ cho việc chăm sóc người cao tuổi cần được chú ý và bổ sung đầy đủ hơn.Để đảm bảo chất lượng chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi cần sự trợ giúp lớn hơn nữa từ Nhànước và cộng đồng. Trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi từ gia đình chuyển dần sang xãhội. Về chính sách luật pháp, Nhà nước đã có luật Người cao tuổi, năm 2009, Chính phủ cóNghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộtsố điều của Luật Người cao tuổi, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi ViệtNam giai đoạn 2012 – 2020, Quyết định số: 544/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 04 năm 2015 về“Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”. Thành phố cũng có những văn bản tươngứng để triển khai tổ chức thu hút sự quan tâm của tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dântích cực tham gia chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò của người cao tuổi. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống loại hình cơ sở chăm sóc người cao tuổi tại Thànhphố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” được thực hiện nhằm n ...

Tài liệu được xem nhiều: