Chăm sóc sức khoẻ thể chất người cao tuổi
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 174.31 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đây cũng là tuổi đã trải qua cống hiến sức lực trí tuệ cho xã hội và nay được hưởng sự chăm sóc của gia đình và xã hội. Vấn đề trọng tâm nhất trong chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi là chăm sóc sức khoẻ thể chất. Liên quan đến sức khỏe người cao tuổi, cũng cần đề cập đến một tiến trình sinh học là tiến trình lão hóa
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc sức khoẻ thể chất người cao tuổiChăm sóc sức khoẻ thể chất người cao tuổiĐây cũng là tuổi đã trải qua cống hiến sức lực trí tuệ cho xã hội và nay được hưởngsự chăm sóc của gia đình và xã hội. Vấn đề trọng tâm nhất trong chăm sóc sứckhoẻ cho người cao tuổi là chăm sóc sức khoẻ thể chất. Liên quan đến sức khỏengười cao tuổi, cũng cần đề cập đến một tiến trình sinh học là tiến trình lão hóa.Quá trình này đã bắt đầu ngay từ khi con người sinh ra và liên tục cho đến chết. Đólà quá trình suy yếu các cấu trúc và chức năng của cơ thể. Một số biểu hiện nhưgiảm chuyển hóa năng lượng nên người cao tuổi hay bị lạnh.I. Người cao tuổi và các vấn đề sức khỏeĐối với người cao tuổi giảm chuyển hóa chất đạm nên khi có vết thương hoặc vếtmổ thường lâu lành hơn người trẻ. Các mạch máu nhỏ ít co dãn nên cung cấp nănglượng cho não cũng giảm, đồng thời người ta cũng nhận thấy các tế bào thần kinhở vỏ não giảm nên người cao tuổi thường phản ứng chậm chạp với những tìnhhuống đòi hỏi sự nhanh nhạy. Để làm chậm lại quá trình lão hóa cần tác động trênhai mặt: Giảm tổn thương các thành phần của cơ thể và tăng cường quá trình hồiphục. Để giảm tổn thương, người cao tuổi cần đề phòng té ngã. Té là một nguyênnhân quan trọng gây nên bệnh tật cho người cao tuổi. Té dẫn đến các chấn thươngtrực tiếp như bong gân, gẫy xương, chấn thương sọ não. Ngoài ra còn có các biếnchứng tiếp theo do nằm lâu như viêm phổi, loét, thoái hóa cơ v.v... Do hậu quả củaté người cao tuổi sẽ có cảm giác sợ, từ đó ngại đi lại, làm giảm hơn nữa khả năngvận động cơ bắp và làm yếu thêm tình trạng sức khỏe chung. Nguyên nhân gây téngã do sự suy yếu khả năng phối hợp vận động cơ thần kinh, phản ứng chậm, sứccơ yếu. Có thể do bệnh tật như: di chứng liệt nửa người, bệnh Parkinson, bệnh vềtiền đình gây chóng mặt, mất thăng bằng gây té ngã..., người cao tuổi khi mắcnhững bệnh này cần có sự trợ giúp bằng gậy, nạng, xe đẩy hoặc có người dìu.Ngoài những nguyên nhân trên, người cao tuổi khi đi lại cần quan sát kỹ, tránh chỗtrơn, chỗ tối, thận trọng khi lên xuống cầu thang, khi đi xe đạp, xe máy cần đi vớitốc độ chậm, nhất là khi qua ngã ba, ngã tư đường. Ngoài ra do tình trạng mất chấtvôi, xương trở nên loãng, yếu dễ gẫy. Gãy xương có thể xảy ra sau té ngã hoặc gãytự nhiên, lún xương đốt sống gây đau lưng, gù lưng. Do đó người cao tuổi cần phảiđược bổ sung calci bằng cách uống sữa thường xuyên và sử dụng thuốc theo chỉđịnh của bác sĩ để tránh biến chứng của loãng xương.Dinh dưỡng ở người cao tuổi cần chú ý không giống như người trẻ. Tình trạng dinhdưỡng của người già phụ thuộc vào trạng thái thể lực, tâm lý và xã hội. Ngoài rangười cao tuổi thường gặp vấn đề về răng miệng, sức nhai kém nên khó nghiền nátthức ăn, đồng thời các men tiêu hóa giảm nên người cao tuổi thường hay bị rối loạntiêu hóa. Do vậy nếu không có chế độ ăn uống tốt, hợp lý sẽ xảy ra nhiều bệnh. Ănđầy đủ các chất nhưng không ăn quá no và ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vậtnhư rau, đậu v.v... Thức ăn nêm vị vừa phải, không quá mặn cũng không quá lạt.Cần hạn chế đồ chiên xào, tăng cường thức ăn tươi hoặc luộc. Ăn chậm, nhai kỹlàm cho thức ăn dễ tiêu hóa, giờ ăn trong ngày nên ổn định. Ngoài ra cần phải uốngnước để tránh sỏi đường niệu và táo bón. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều dẫnđến tình trạng tiểu nhiều lần, nhất là ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chỉ cần 1- 1,5 lít nước/ngày là đủ cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.Người cao tuổi thường ít ngủ và có rối loạn về giấc ngủ với các rối loạn thườnggặp như: 1) Ngủ gà gật ban ngày, ít ngủ về đêm. 2) Ngủ không ngon giấc, dễ có ácmộng. Dễ tỉnh giấc tự nhiên hoặc vì một tiếng động nhỏ. Sự mất ngủ ở người caotuổi có thể do những chuyện riêng tư phải suy nghĩ nhiều, do bệnh tật, do tế bàonão thoái hóa dần theo tuổi. Tuy nhiên, chỉ cần ngủ 5 - 6 tiếng mỗi đêm, giấc ngủsâu, không có ác mộng là có thể đảm bảo sức khỏe tốt. Ngủ quá nhiều cũng gây hạicho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy người ngủ trên 10 giờ mỗi ngày thì khảnăng bị tai biến và xơ mỡ động mạch cao hơn người ngủ 7 giờ. Để đảm bảo giấcngủ tốt cần tập những thói quen như: 1) Ngủ và dậy vào những giờ nhất định. Cácnghiên cứu cũng cho thấy ngủ sớm và dậy sớm tốt hơn ngủ muộn và dậy muộn. 2)Tránh xem chuyện, ti vi quá khuya. 3) Chuẩn bị tốt chỗ ngủ đảm bảo yên tĩnh,thông thoáng và ấm áp.Người ta thường nghĩ rằng người cao tuổi cần được nghỉ ngơi nhiều, nhưng chínhsự không hoạt động lại không tốt cho sức khỏe. Những vận động nhẹ nhàng hoặctập luyện thể lực phù hợp giúp tránh thoái hóa khớp và tăng cường sức khỏe chobản thân. Các vận động mà người cao tuổi có thể thực hiện như đi bộ, chạy chậmhoặc bơi lội có thể giúp cho người cao tuổi vẫn giữ độ săn chắc của cơ bắp và làmchậm quá trình hủy xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục đều đặn làmgiảm nguy cơ tim mạch như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, loãng xương vàgiúp ổn địn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc sức khoẻ thể chất người cao tuổiChăm sóc sức khoẻ thể chất người cao tuổiĐây cũng là tuổi đã trải qua cống hiến sức lực trí tuệ cho xã hội và nay được hưởngsự chăm sóc của gia đình và xã hội. Vấn đề trọng tâm nhất trong chăm sóc sứckhoẻ cho người cao tuổi là chăm sóc sức khoẻ thể chất. Liên quan đến sức khỏengười cao tuổi, cũng cần đề cập đến một tiến trình sinh học là tiến trình lão hóa.Quá trình này đã bắt đầu ngay từ khi con người sinh ra và liên tục cho đến chết. Đólà quá trình suy yếu các cấu trúc và chức năng của cơ thể. Một số biểu hiện nhưgiảm chuyển hóa năng lượng nên người cao tuổi hay bị lạnh.I. Người cao tuổi và các vấn đề sức khỏeĐối với người cao tuổi giảm chuyển hóa chất đạm nên khi có vết thương hoặc vếtmổ thường lâu lành hơn người trẻ. Các mạch máu nhỏ ít co dãn nên cung cấp nănglượng cho não cũng giảm, đồng thời người ta cũng nhận thấy các tế bào thần kinhở vỏ não giảm nên người cao tuổi thường phản ứng chậm chạp với những tìnhhuống đòi hỏi sự nhanh nhạy. Để làm chậm lại quá trình lão hóa cần tác động trênhai mặt: Giảm tổn thương các thành phần của cơ thể và tăng cường quá trình hồiphục. Để giảm tổn thương, người cao tuổi cần đề phòng té ngã. Té là một nguyênnhân quan trọng gây nên bệnh tật cho người cao tuổi. Té dẫn đến các chấn thươngtrực tiếp như bong gân, gẫy xương, chấn thương sọ não. Ngoài ra còn có các biếnchứng tiếp theo do nằm lâu như viêm phổi, loét, thoái hóa cơ v.v... Do hậu quả củaté người cao tuổi sẽ có cảm giác sợ, từ đó ngại đi lại, làm giảm hơn nữa khả năngvận động cơ bắp và làm yếu thêm tình trạng sức khỏe chung. Nguyên nhân gây téngã do sự suy yếu khả năng phối hợp vận động cơ thần kinh, phản ứng chậm, sứccơ yếu. Có thể do bệnh tật như: di chứng liệt nửa người, bệnh Parkinson, bệnh vềtiền đình gây chóng mặt, mất thăng bằng gây té ngã..., người cao tuổi khi mắcnhững bệnh này cần có sự trợ giúp bằng gậy, nạng, xe đẩy hoặc có người dìu.Ngoài những nguyên nhân trên, người cao tuổi khi đi lại cần quan sát kỹ, tránh chỗtrơn, chỗ tối, thận trọng khi lên xuống cầu thang, khi đi xe đạp, xe máy cần đi vớitốc độ chậm, nhất là khi qua ngã ba, ngã tư đường. Ngoài ra do tình trạng mất chấtvôi, xương trở nên loãng, yếu dễ gẫy. Gãy xương có thể xảy ra sau té ngã hoặc gãytự nhiên, lún xương đốt sống gây đau lưng, gù lưng. Do đó người cao tuổi cần phảiđược bổ sung calci bằng cách uống sữa thường xuyên và sử dụng thuốc theo chỉđịnh của bác sĩ để tránh biến chứng của loãng xương.Dinh dưỡng ở người cao tuổi cần chú ý không giống như người trẻ. Tình trạng dinhdưỡng của người già phụ thuộc vào trạng thái thể lực, tâm lý và xã hội. Ngoài rangười cao tuổi thường gặp vấn đề về răng miệng, sức nhai kém nên khó nghiền nátthức ăn, đồng thời các men tiêu hóa giảm nên người cao tuổi thường hay bị rối loạntiêu hóa. Do vậy nếu không có chế độ ăn uống tốt, hợp lý sẽ xảy ra nhiều bệnh. Ănđầy đủ các chất nhưng không ăn quá no và ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vậtnhư rau, đậu v.v... Thức ăn nêm vị vừa phải, không quá mặn cũng không quá lạt.Cần hạn chế đồ chiên xào, tăng cường thức ăn tươi hoặc luộc. Ăn chậm, nhai kỹlàm cho thức ăn dễ tiêu hóa, giờ ăn trong ngày nên ổn định. Ngoài ra cần phải uốngnước để tránh sỏi đường niệu và táo bón. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều dẫnđến tình trạng tiểu nhiều lần, nhất là ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chỉ cần 1- 1,5 lít nước/ngày là đủ cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.Người cao tuổi thường ít ngủ và có rối loạn về giấc ngủ với các rối loạn thườnggặp như: 1) Ngủ gà gật ban ngày, ít ngủ về đêm. 2) Ngủ không ngon giấc, dễ có ácmộng. Dễ tỉnh giấc tự nhiên hoặc vì một tiếng động nhỏ. Sự mất ngủ ở người caotuổi có thể do những chuyện riêng tư phải suy nghĩ nhiều, do bệnh tật, do tế bàonão thoái hóa dần theo tuổi. Tuy nhiên, chỉ cần ngủ 5 - 6 tiếng mỗi đêm, giấc ngủsâu, không có ác mộng là có thể đảm bảo sức khỏe tốt. Ngủ quá nhiều cũng gây hạicho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy người ngủ trên 10 giờ mỗi ngày thì khảnăng bị tai biến và xơ mỡ động mạch cao hơn người ngủ 7 giờ. Để đảm bảo giấcngủ tốt cần tập những thói quen như: 1) Ngủ và dậy vào những giờ nhất định. Cácnghiên cứu cũng cho thấy ngủ sớm và dậy sớm tốt hơn ngủ muộn và dậy muộn. 2)Tránh xem chuyện, ti vi quá khuya. 3) Chuẩn bị tốt chỗ ngủ đảm bảo yên tĩnh,thông thoáng và ấm áp.Người ta thường nghĩ rằng người cao tuổi cần được nghỉ ngơi nhiều, nhưng chínhsự không hoạt động lại không tốt cho sức khỏe. Những vận động nhẹ nhàng hoặctập luyện thể lực phù hợp giúp tránh thoái hóa khớp và tăng cường sức khỏe chobản thân. Các vận động mà người cao tuổi có thể thực hiện như đi bộ, chạy chậmhoặc bơi lội có thể giúp cho người cao tuổi vẫn giữ độ săn chắc của cơ bắp và làmchậm quá trình hủy xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục đều đặn làmgiảm nguy cơ tim mạch như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, loãng xương vàgiúp ổn địn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh thoái hóa khớp bệnh trầm cảm thoái hóa điểm vàng bệnh táo bón bệnh lý mắt tai biến mạch mãu nãoGợi ý tài liệu liên quan:
-
57 trang 158 0 0
-
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT XUẤT HUYẾT NÃO VÀ NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
0 trang 99 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Trầm cảm
17 trang 74 0 0 -
Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
8 trang 69 0 0 -
7 trang 43 0 0
-
158 trang 41 1 0
-
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 36 0 0 -
Bác sĩ tốt nhất là chính mình: bệnh Gout (Tập 6) - Phần 2
68 trang 34 0 0 -
Ebook Phương pháp phòng, trị bệnh trầm cảm: Phần 2
226 trang 33 0 0 -
Thực trạng loét áp lực ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
7 trang 28 0 0