Danh mục

Chăm sóc trẻ động kinh tại nhà

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.45 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trẻ mắc bệnh này nếu được theo dõi, điều trị ngoại trú liên tục trong 2-3 năm thì có thể chữa khỏi. Còn nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, trẻ có thể bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi tác phong. Động kinh là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Biểu hiện bệnh là
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc trẻ động kinh tại nhà Chăm sóc trẻ động kinh tại nhà Trẻ mắc bệnh này nếu được theo dõi, điều trị ngoại trú liên tục trong 2-3năm thì có thể chữa khỏi. Còn nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, trẻ cóthể bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi tác phong. Động kinh là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Biểu hiện bệnh làco giật tay chân, run giật nửa người hay cả hai tay hai chân, mắt nhìn ngược, giậtmắt rồi giật tay chân; cơn lặng người (vắng ý thức), có khi trẻ đột nhiên mềm nhũnhoặc tím ngắt. Các cơn giật kéo dài vài chục giây đến một phút và được lặp lại ởnhững ngày khác. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh động kinh: đẻ ngạt, đẻ chỉ huy, chấnthương sản khoa, sốt cao co giật nhiều lần, sau viêm màng não mủ, sau chảy máunội sọ, chấn thương sọ não hoặc bệnh não bẩm sinh. Bệnh có tính chất di truyền,nhưng gần 50% trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Cách xử trí khi trẻ lên cơn co giật: - Đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng sang phải để nếu trẻ nôn, chất nôn dễ chảy rakhỏi miệng, tránh bị sặc, dễ dàng móc nước bọt, chất nôn khi trẻ co giật kéo dài. - Cởi bỏ khăn quấn cổ, cúc áo cổ để trẻ dễ thở. - Nhanh chóng đặt khăn mặt hoặc vật nhựa mềm giữa hai hàm răng để trẻkhông cắn vào lưỡi. - Không nên giữ chặt khi trẻ đang lên cơn giật. - Điều cốt yếu là phải quan sát trẻ giật như thế nào, bắt đầu từ đâu, run giậtcơ nào, hai bàn tay nắm chặt, co cứng hay ưỡn cứng. Gia đình càng mô tả kỹ cơngiật thì càng tạo điều kiện cho bác sĩ phân loại cơn động kinh và chọn được thuốckháng động kinh thích hợp. - Cặp nhiệt độ, nếu trẻ có sốt thì cho uống thuốc hạ sốt, chườm mát vàotrán, bẹn. - Gia đình nên ghi nhật ký cơn động kinh (ngày giờ, kiểu giật). Để giảm mật độ các cơn giật, giúp bệnh mau khỏi, cha mẹ cần chú ý: - Hằng ngày, cần cho trẻ ăn đủ chất, đặc biệt là với trẻ dưới một tuổi. Từtháng thứ 4 trở đi, ngoài sữa mẹ, trẻ dần dần phải được ăn bổ sung. Ăn đều đặngiữa các bữa vì não thường xuyên cần chất đường, đạm, béo... - Tránh cho trẻ khỏi stress, căng thẳng thần kinh do học tập liên miên.Không nên quát, đánh đập hoặc đe dọa, làm trẻ ở trạng thái sợ hãi, ức chế; nên nhẹnhàng âu yếm. - Đảm bảo giấc ngủ 8-10 tiếng/ngày. Không nên để trẻ thức khuya xem vôtuyến hoặc chơi điện tử. Không nên đánh thức, bắt trẻ dậy đột ngột khi nó đangngủ. - Không nên kể về bệnh tật của con cho người khác nghe trước mặt trẻ vì sẽtạo cho nó ấn tượng có bệnh, dẫn đến tính tự ti và những hành động bất thường giảbệnh. - Uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Thường với các thuốc chống giật, cầnuống 2-3 lần/ngày (sáng, trưa, tối). Phải cho trẻ uống thuốc đều đặn, liên tụckhông nghỉ buổi nào để duy trì thường xuyên nồng độ thuốc trong cơ thể. Nên chúý các biểu hiện do tác dụng phụ của thuốc: như ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trênda, buồn nôn. Không nên tự động ngừng thuốc hay giảm liều. - Nếu trẻ ốm, ngoài thuốc để điều trị bệnh đó, vẫn phải cho uống thuốcchống giật. Nên báo với bác sĩ khám bệnh về những thuốc trẻ đang uống để tránhtương tác thuốc. -Khi mới uống thuốc, có thể trẻ vẫn lên cơn co giật. Nếu cơn không giảm,nên gặp bác sĩ thường xuyên hơn để có hướng tăng liều, hoặc cho trẻ nhập viện đểcắt cơn giật. - Khi không có cơn co giật, trẻ có thể đi học. Nên báo cho thầy cô biết đểnếu trẻ lên cơn ở lớp, thì thầy cô sẽ có hướng xử trí.

Tài liệu được xem nhiều: