Danh mục

Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.04 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trẻ sơ sinh non tháng có thể trạng rất non yếu, khả năng chịu đựng rất kém các sang chấn và tình trạng thiếu oxy. Trẻ cũng dễ bị tử vong hơn những trẻ đủ tháng. Những trẻ sống được sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn và gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình Cho bé gần gũi mẹ càng sớm càng tốt. phát triển. Do đó, trẻ cần có những nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng Trẻ sơ sinh non tháng có thể trạng rất non yếu, khả năng chịu đựng rất kém các sang chấn và tình trạng thiếu oxy. Trẻ cũng dễ bị tử vong hơn những trẻ đủ tháng. Những trẻ sống được sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn và gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình Cho bé gần gũi mẹ càng phát triển. Do đó, trẻ sớm càng tốt. cần có những nhu cầu chăm sóc đặc biệt. Trẻ non tháng nên được sinh ở các bệnh viện có khả năng chăm sóc tích cực cho trẻ ngay sau sinh hơn là phải chuyển trẻ đi ngay sau sinh. Kết quả tốt phụ thuộc vào sự chăm sóc sản khoa và sơ sinh trong lúc chuyển dạ, sổ thai và những ngày đầu của cuộc sống. Nếu được chăm sóc tốt và đúng cách, trẻ có thể sống và khỏe mạnh như trẻ bình thường. Để giảm bớt tật nguyền sau này cho trẻ non tháng cần phải: - Cho liên hệ mẹ con càng sớm càng tốt. - Nuôi ăn bằng sữa mẹ. Trường hợp trẻ chưa bú được thì cho ăn bằng ống thông nhỏ giọt. - Tập cho trẻ bú và biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ non tháng. - Tái khám định kỳ, chích ngừa, kiểm tra thể lực và tâm sinh lý cho trẻ. - Phát hiện và điều trị sớm các bất thường về thị giác, thính giác và vận động của trẻ. Người chăm sóc trẻ non tháng cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Không đeo nhẫn, vòng vàng, đồ trang sức khi chăm sóc trẻ. - Phải ăn mặc sạch, gọn gàng, thay dép khi vào phòng chăm sóc trẻ. - Cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch tới khuỷu bằng dung dịch sát trùng. - Nôi và các dụng cụ khác dùng cho trẻ, tã áo đều phải sạch sẽ. - Nếu đang bị cảm cúm, nhiễm trùng không nên chăm sóc trẻ. Cách chăm sóc trẻ non tháng: - Cần giữ ấm cho trẻ. Nếu sờ bàn tay, bàn chân trẻ thấy lạnh nên mang bao tay, mang vớ cho trẻ. Khi trẻ ngủ nên đắp mền. Nhiệt độ trong phòng cần giữ ở mức 280-300C. - Cho trẻ ăn sớm trong những giờ đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của từng trẻ, tùy theo cân nặng và tuổi thai mà cho ăn thích hợp. + Nếu trẻ sơ sinh non tháng trên 34 tuần, cân nặng ≥ 2300g, đã có phản xạ bú nên tập cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt và cho nằm với mẹ. + Nếu trẻ non tháng dưới 32 tuần, không có khả năng bú, phải nặn sữa mẹ cho ăn bằng ống thông dạ dày (8 – 10 lần trong ngày), ống thông tá tràng và có thể vắt sữa mẹ từng giọt vào miệng trẻ. Cần theo dõi lượng sữa trẻ ăn. + Trẻ quá non, cân nặng dưới 1500g được bác sĩ cho truyền dung dịch glucose có thêm chất điện giải. Điều này sẽ giảm dần và thay thế bằng đường tiêu hóa. + Hầu hết trẻ sinh non được cho ăn mỗi 2 giờ 30 phút đến 4 giờ. Tìm các dấu hiệu chứng tỏ trẻ đói. Trẻ sinh non thường không khóc, khi đói trẻ thường cử động nhiều, không nằm yên. Sau 4 đến 5 giờ bú nếu trẻ vẫn còn ngủ, nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú. Khi xuất viện, mỗi trẻ non tháng có thể bú từ 40 đến 60ml sữa mỗi 3 đến 4 giờ. Nếu trẻ còn đói, có thể tăng lượng sữa thêm. Trẻ bú mẹ thường bú lâu hơn và mau đói hơn bú bình. Cách tốt nhất để biết trẻ bú đủ hay không là quan sát xem trẻ tiểu bao nhiêu lần một ngày. Mỗi ngày trẻ tiểu 6 đến 8 lần là đủ. - Nhu cầu của trẻ non tháng: + Năng lượng: 50 – 100 kcal/kg/ngày trong 3 ngày đầu. 110 – 140 kcal/kg/ngày cho các ngày tiếp theo nếu trẻ dưới 2000g. 130 – 140 kcal/kg/ngày nếu trẻ cân nặng trên 2000g. + Nước: 60 – 100 ml/kg/ngày trong tuần đầu. Tránh lượng thức ăn và nước quá tải vì có thể gây nôn ói và sặc. Những tuần sau tăng 180 – 200 ml/kg/ngày (không quá 200ml). + Protid: 2,5 – 3 g/kg/ngày. Khi tăng cân nhanh, nhu cầu có thể tăng đến 4 – 5 g/kg/ngày. + Lipid: 2 – 3 g/kg/ngày. + Glucid: 12 – 15 mg/kg/ngày. + Vitamin D: 800 – 1000 đơn vị/ngày. + Vitamin C: 50 mg/ngày. + Vitamin E: 5 – 10 mg/ngày. Theo dõi và phát hiện kịp thời các rối loạn khác: + Rối loạn hô hấp, thở nhanh, thở co kéo. + Nôn ói, sặc. + Màu da, môi trẻ, các ngón chi. + Rối loạn tiêu hóa, phân, nước tiểu. m cho trẻ mỗi ngày nếu giữ vùng quấn tã sạch. Nếu tắm thường xuyên da trẻ một hoặc hai lần là đủ. Ảnh: Sciencephoto.com - Lau mặt trẻ mỗi ngày với nước ấm. Chú ý lau vùng da dưới cằm, nơi dễ bị đọng sữa. - Trẻ sinh non có thể đặt nằm sấp khi điều trị trong bệnh viện, nơi có phương tiện theo dõi trẻ. Nhưng tại nhà, không nên đặt trẻ nằm sấp trong lúc ngủ vì nguy cơ ngưng thở trong khi ngủ. - Sau sinh có nhiều người muốn đến thăm trẻ. Cần lưu ý rằng: + Những người đang bị cảm cúm không nên vào thăm trẻ ngay, họ có thể thăm trẻ vào những ngày sau. + Trẻ sinh non dễ nhạy cảm với kích thích, do vậy nên hạn chế tiếp xúc hoặc sờ vào trẻ. + Khách thăm không nên hút thuốc trong phòng trẻ. + Để bả ...

Tài liệu được xem nhiều: