Thông tin tài liệu:
Mục đích Phòng ngừa nhiễm trùng.Người bệnh sạch sẽ, tiện nghi. Chỉ định Thay băng cho tất cả các loại vết thương có dẫn lưu khi thấm dịch hay khi có y lệnh. Nhận định tình trạng người bệnh Nhận định vết mổ: tình trạng thấm dịch, chảy máu. Nhận định nơi đặt dẫn lưu. Da chung quanh chân dẫn lưu có đỏ, rơm lở, nhiễm trùng, xì dịch. Nếu dịch lan tràn nhiều nên chăm sóc phòng chống lở da. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăm sóc vết thương có dẫn lưu Chăm sóc vết thương có dẫn lưu 1. Mục đích Phòng ngừa nhiễm trùng. Người bệnh sạch sẽ, tiện nghi. 2. Chỉ định Thay băng cho tất cả các loại vết thương có dẫn lưu khi thấm dịch hay khicó y lệnh. 3. Nhận định tình trạng người bệnh Nhận định vết mổ: tình trạng thấm dịch, chảy máu. Nhận định nơi đặt dẫn lưu - Da chung quanh chân dẫn lưu có đỏ, rơm lở, nhiễm trùng, xì dịch. Nếudịch lan tràn nhiều nên chăm sóc phòng chống lở da. - Phải biết được đó là loại dẫn lưu gì, đặt ở đâu, mục đích điều trị… giúpđiều dưỡng chăm sóc, theo dõi, đánh giá chính xác về số lượng, màu sắc, tính chấtcủa dịch chảy ra và những bất thường của dẫn lưu. - Dẫn lưu vào ngày thứ mấy sau mổ. - Hệ thống câu nối đặt thấp hơn chân dẫn lưu, hệ thống thông, kín, đạtnguyên tắc vô trùng. - Dẫn lưu có cần bơm rửa hay không 4. Những điểm cần lưu ý - Chăm sóc vết mổ trước, dẫn lưu sau. - Chăm sóc dẫn lưu sạch trước, dẫn lưu nhiễm sau. - Nếu có hậu môn nhân tạo thì rửa vết mổ trước, dẫn lưu, hậu môn nhân tạosau cùng. - Khuyến khích người bệnh vận động sớm, nhất là khi có dẫn lưu ổ bụng. - Rút dẫn lưu đúng thời gian. - Khi rút dẫn lưu vùng bụng nên xoay ống ngoại trừ dẫn lưu Kehr. - Hướng dẫn người bệnh cách xoay trở khi có dẫn lưu. - Báo bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu bất thường. DỤNG CỤ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÓ DẪN LƯUĐiều dưỡng đội nón, mang khẩu trang, rửa tay, soạn dụng cụ.1 Dụng cụ vô trùng· Tăm bông.· Gạc dày 2 miếng để che chân dẫn lưu.· Gạc mỏng 4-5 miếng dùng thay dây câu và túi chứa mới.· Chén chung có nắp đậy:+ Dung dịch rửa (nước muối đẳng trương, nước cất)+ Dung dịch sát trùng (cồn iode, betadin)· Thuốc phòng ngừa rơm lở da (nếu cần)· Dây câu nối· Túi hứng dịch2 Dụng cụ sạch· Bồn hạt đậu sạch· Băng keo· Tấm lót · Găng tay sạch KỸ THUẬT CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CÓ DẪN LƯU 1. Báo và giải thích với người bệnh 2. Đặt người bệnh tư thế thuận tiện 3. Phơi bày vị trí đặt dẫn lưu 4. Đặt tấm lót dưới dẫn lưu 5. Mang găng sạch. 6. Điều dưỡng tháo bỏ băng dơ. 7. Điều dưỡng tháo găng dơ, sát khuẩn tay nhanh. 8. Mang găng sạch 9. Mở gói tăm bông. 10. Dùng que gòn nhúng vào dung dịch nước muối rửa sạch da chungquanh chân ống dẫn lưu rộng ra 3-5 cm. 11. Rửa dẫn lưu từ chân ống dài lên dọc theo thân ống 5cm.12. Lau khô ống dẫn lưu.13. Sát khuẩn chân dẫn lưu dọc lên trên thân ống.14. Tháo găng dơ.15. Điều dưỡng sát khuẩn tay nhanh.16. Mở gói gạc vô khuẩn.17. Dùng tay đặt gạc dưới chân dẫn lưu đúng cách.18. Cố định gạc băng dẫn lưu19. Tháo túi hứng dịch dẫn lưu đặt gọn gàng trên giường.20. Mở gói tăm bông nhưng giữ lại bao gói tăm bông.21. Nhúng tăm bông vào chén dung dịch nước muối và dung dịch sát trùng22. Đặt tất cả tăm bông đã thấm dịch đặt vào bao tăm bông.23. Mang găng sạch.24. Tháo dây câu nối ra khỏi dẫn lưu.25. Dùng tăm bông rửa và sát trùng đầu dẫn lưu.26. Gắn dây câu nối có túi chứa vào dẫn lưu.27. Treo túi chứa vào chân giường.28. Thu dọn dụng cụ.29. Tháo găng tay.30. Cho người bệnh tiện nghi.31. Điều dưỡng rửa tay, ghi hồ sơ.