Danh mục

CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI BẰNG NHUỘM LAM TÌM AFB

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.62 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mở đầu: Lao phổi là một bệnh lý thường gặp tại nước ta cũng như trên thế giới. Việc phát hiện vi trùng lao trong mẫu đàm là biện pháp hàng đầu để chẩn đoán lao phổi. Mục tiêu nghiên cứu: so sánh kết quả nhuộm lam tìm AFB của hai phương pháp lấy bệnh phẩm: lấy đàm bằng phun khí dung nước muối ưu trương hoặc lấy bệnh phẩm qua nội soi phế quản trên những bệnh nhân không thể khạc đàm hoặc có xét nghiệm đàm tìm vi khuẩn lao âm tính. Đối tượng và phương pháp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI BẰNG NHUỘM LAM TÌM AFB CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI BẰNG NHUỘM LAM TÌM AFBTÓM TẮTMở đầu: Lao phổi là một bệnh lý thường gặp tại nước ta cũng như trên thế giới.Việc phát hiện vi trùng lao trong mẫu đàm là biện pháp hàng đầu để chẩn đoán laophổi.Mục tiêu nghiên cứu: so sánh kết quả nhuộm lam tìm AFB của hai phương pháplấy bệnh phẩm: lấy đàm bằng phun khí dung nước muối ưu trương hoặc lấy bệnhphẩm qua nội soi phế quản trên những bệnh nhân không thể khạc đàm hoặc có xétnghiệm đàm tìm vi khuẩn lao âm tính.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu trong 2 năm tạibệnh viện Nhân Dân Gia Định trên 92 bệnh nhân có lâm sàng và X Quang nghilao phổi nhưng đã xét nghiệm đàm 3 lần âm tính.Kết quả: phương pháp lấy bệnh phẩm qua nội soi phế quản tìm được trựckhuẩn kháng cồn – axít (AFB) trong 27,3% bệnh nhân cao hơn đáng kể (p <0,05) so với phương pháp phun khí dung nước muối ưu trương (10,4% bệnhnhân).Kết luận: Với phương pháp nhuộm lam tìm AFB, nội soi phế quản chẩn đoán xácđịnh được bệnh lao phổi tốt hơn đáng kể so với phun khí dung nước muối ưutrương. Việc cấy đàm tìm vi khuẩn lao trên môi trường Löwenstein – Jensen nênđược thực hiện nhằm làm tăng khả năng chẩn đoán lao phổi.ABSTRACTBackground: Pulmonary tuberculosis is a common disease in our country as wellas all over the world. Detection of tubercle bacillus in sputum is the first linemethod for diagnosing pulmonary tuberculosis.Objectives: Comparison of the results AFB smear between induced sputum andcollection of specimen by fiberoptic bronchoscopy in the patients who can notproduce sputum or have 3 times AFB smear negative.Method: In our 2-year prospective study in Nhan Dan Gia Dinh hospital, 92patients suspected pulmonary tuberculosis on symptoms and chest X-ray with 3times AFB smear negative had included.Results: AFB positive in the bronchosopy group (27.3%) is significant better thanthat in induced sputum group (10.4%) with p < 0.05.Conclusion: Fiberoptic bronchoscopy can diagnose pulmonary tuberculosissignificant better than induced sputum with method of AFB smear. The culturetubercle bacillus in Löwenstein – Jensen medium should be performed to improvethe diagnosis of pulmonary tuberculosis.ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨULao phổi vẫn còn là một vấn đề y tế quan trọng nhất trên thế giới, với ước tính có8 triệu ca lao mới và 3 triệu ca tử vong hàng năm(1)Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo việc phát hiện vi khuẩn lao trong mẫu đàm làbiện pháp hangđầu để chẩn đoán lao phổi. Tuy nhiên, phương pháp này có độnhạy cảm thấp và không sử dụng được ở những bệnh nhân không thể tự khạcđàm. Nội soi phế quản(NSPQ) thường được sử dụng để lấy mẫu bệnh phẩm ở những bệnh nhân nghingờ bị lao phổi nhưng không thể khạc đàm hoặc xét nghiệm đàm nhuộm Ziehl –Neelsen tìm vi khuẩn lao (AFB: acid-fast bacilli) âm tính. Tuy nhiên do NSPQ làmột thủ thuật xâm nhập và mắc tiền, người ta phải xem xét một phương tiệnkhông xâm nhập và rẻ tiền hơn nhưng cho kết quả tương tự như NSPQ. Phươngpháp lấy đàm bằng cách phun khí dung nước muối ưu trương (PKD) trước đây đãđược báo cáo là một xét nghiệm hữu ích đối với những bệnh nhân nghi ngờ bị laophổi nhưng có kết quả xét nghiệm đàm AFB âm tính(7). Anderson và cộng sự(2) đãso sánh PKD và NSPQ trong việc lấy mẫu bệnh phẩm tìm vi khuẩn lao và cho biếtkhả năng chẩn đoán của hai biện pháp này là tương đương nhau. Kết quả tương tựcũng nhận được từ một nghiên cứu lớn hơn ởBrazil(4). Tại Việt Nam, việc điều trị lao phổi theo chương trình chống laoquốc gia cần có kết quả AFB (+) trong mẫu bệnh phẩm phế quản – phổi. Vìthế việc sớm tìm ra vi khuẩn lao bằng những biện pháp đơn giản và rẻ tiền làphương pháp tiếp cận được ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi thực hiện nghiêncứu này so sánh hai phương pháp lấy bệnh phẩm để nhuộm tìm AFB(phương pháp lấy mẫu đàm bằng PKD nước muối ưu trương và phươngpháp lấy mẫu bệnh phẩm qua nội soi phế quản có rửa phế quản – phế nang)trên những bệnh nhân có lâm sàng và X quang phổi nghi ngờ lao phổi tiếntriển nhưng xét nghiệm đàm tiêu chuẩn 3 lần tìm AFB đều âm tính. Nghiêncứu này có những mục tiêu sau:Mục tiêu tổng quátSo sánh hiệu quả của hai phương pháp lấy bệnh phẩm để nhuộm tìm AFB:lấy mẫu đàm bằng PKD nước muối ưu trương và lấy mẫu bệnh phẩm quanội soi phế quản có rửa phế quản – phế nang.Mục tiêu cụ thể- Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp trong nhóm BNnghiên cứu.- Mối liên quan giữa các triệu chứng trên với khả năng chẩn đoán lao phổi.- So sánh hiệu quả khi nhuộm tìm AFB của hai phương pháp lấy bệnh phẩm nêutrên.ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượngNhững bệnh nhân (BN) nhập viện khoa Nội Hô Hấp từ tháng 12/2004 đến tháng02/2007 có hình ảnh X Quang phổi nghi ngờ lao phổi tiến triển nhưng đã xétnghiệm 3 lần AFB đàm đều âm tính bằng phương pháp nhuộm kháng cồn – axít(phương pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: