Danh mục

CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 3)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.41 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất huyết dịch kính: Ở mức độ xuất huyết nặng, mắt đột nhiên bị giảm thị lực đồng thời xuất hiện những chấm đen (mưa bồ hóng) kèm theo chớp sáng trước mắt. Đó là hậu quả của sự tràn máu vào dịch kính và thường là do máu từ những chỗ xuất huyết ở võng mạc, cũng như trên, mắt không hề đỏ và đau.Khám mắt thấy phản xạ đồng tử với ánh sáng vẫn còn, ánh đồng tử mất và không thể soi được đáy mắt. Trên kính hiển vi với đèn khe có thể thấy các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 3) CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 3) c- Xuất huyết dịch kính: Ở mức độ xuất huyết nặng, mắt đột nhiên bị giảm thị lực đồng thời xuấthiện những chấm đen (mưa bồ hóng) kèm theo chớp sáng trước mắt. Đó là hậuquả của sự tràn máu vào dịch kính và thường là do máu từ những chỗ xuất huyết ởvõng mạc, cũng như trên, mắt không hề đỏ và đau. Khám mắt thấy phản xạ đồng tử với ánh sáng vẫn còn, ánh đồng tử mất vàkhông thể soi được đáy mắt. Trên kính hiển vi với đèn khe có thể thấy các hồngcầu ở trong dịch kính ngay sau thể thuỷ tinh. Cần soi đáy mắt bên mắt còn lại để có được những dữ liệu tốt cho việc tìmcăn nguyên. Siêu âm là xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán cả tình trạng chảy máuvà tìm nguyên nhân xuất huyết. Các căn nguyên hay gặp của xuất huyết dịch kínhcó thể là: - Các bệnh mạch máu võng mạc: Bệnh võng mạc tăng sinh do đái tháođường (hay gặp nhất), tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc hoặc các nhánh của tĩnhmạch trung tâm võng mạc, bệnh Eales (viêm võng mạc gây tăng sinh tân mạch vàxuất huyết dịch kính tái phát ở nam giới trẻ tuổi), bong sau dịch kính hay gặp ởnhững người cận thị bệnh lý tuổi trung niên trở lên có viêm dịch kính trước đó tạonên những chỗ dính dịch kính với võng mạc. Xuất huyết là do đứt các mạch máuvào lúc xảy ra hiện tượng bong sau dịch kính. Có thể gặp các mức độ: xuất huyếtdịch kính đơn độc, xuất huyết dịch kính có rách võng mạc, xuất huyết dịch kínhkèm theo rách và bong võng mạc. - Chấn thương: Các tình huống chấn thương như đụng dập, vết thương, dịvật nội nhãn, phẫu thuật vào nhãn cầu đều có thể là căn nguyên của những vết ráchvõng mạc hoặc của sự hình thành những dây chằng dịch kính - võng mạc và từ đódẫn tới bong võng mạc, xuất huyết dịch kính. - Còn có những căn nguyên ít gặp của xuất huyết dịch kính như u mạchvõng mạc, bệnh về rối loạn cầm máu đông máu, khối u ác tính hắc võng mạc,thoái hoá hoàng điểm tuổi già .v.v. Xuất huyết dịch kính cần được hạn chế vận động, uống nhiều nước. Máu sẽtự tiêu dần dần. Vấn đề quan trọng là điều trị căn nguyên để phòng chống tái phátvà các biến chứng: sau khi máu đã tiêu, quan sát được võng mạc phải tiến hànhquang đông bằng laser quanh vết rách võng mạc (nếu không kèm theo bong).Quang đông toàn bộ võng mạc bằng laser với bệnh võng mạc đái tháo đường. Mổđiều trị bong võng mạc. Nếu máu lâu tiêu hoặc không tiêu, cần phẫu thuật cắt dịchkính và kết hợp điều trị nguyên nhân. Máu dịch kính không điều trị sẽ dễ dẫn tới những dây chằng dịch kính -võng mạc. Những dây chằng này sẽ co kéo gây rách và bong võng mạc. d - Mù do chấn thương thị thần kinh: Sau sang chấn vùng sọ mặt, thị lựcgiảm nặng nề kèm theo giãn đồng tử, mất phản xạ đồng tử với ánh sáng. Đáy mắthầu như bình thường, không thấy ứ phù gai thị. Nguyên nhân của giảm thị lực ở đây có thể là gãy xương vùng ống thị giác,rách màng cứng vùng thần kinh thị giác đi qua đưa đến hậu quả là thần kinh thịgiác bị mất cung cấp máu hoặc bị chèn ép trực tiếp (xương gãy di lệch) hoặc giántiếp (do nề phù). Về lý thuyết, nếu bị chèn ép như vậy thì thị lực chỉ có thể hồi phục nếuđược can thiệp trong vòng 14 ngày đầu sau chấn thương vì vậy cần khẩn trươngxử trí với cocticoides liều cao đường tĩnh mạch. Nếu có chỉ định cần sớm canthiệp phẫu thuật giải quyết nguyên nhân chèn ép trực tiếp hoặc phẫu thuật hạ ápqua đường xoang hoặc đường trục tiếp bốc mắt, 2.1.1.2. Giảm thị lực một phần: a- Tắc nhánh động mạch trung tâm võng mạc: Bệnh nhân đột ngột thấytối ở một phía của thị trường. Độ rộng hẹp của vùng khuyết thị trường tùy độ rộngcuả vùng võng mạc bị thiếu máu. Soi đáy mắt thấy một vùng võng mạc có màumờ đục hoặc trắng xoá, muộn hơn là vùng phù võng mạc, dòng máu đứt quãng.Đôi khi có thể thấy chỗ nghẽn mạch thường ở nơi bắt chéo động - tĩnh mạch (xemthêm mục 2.1.1.1 phần a) b- Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc hoặc từng nhánh của nó: Triệuchứng duy nhất chỉ là giảm thị lực thường ở một mắt và không cảm thấy đau nhức.Soi đáy mắt thấy hình ảnh nổi bật nhất là xuất huyết võng mạc toả lan, tĩnh mạchgiãn to, ngoằn ngoèo. Võng mạc bị phù tạo màu xám mờ, phù nặng nhất ở cực sauvới nhiều nốt trắng như bông, bờ không rõ và che lấp các mạch máu. Gai thịkhông rõ ranh giới do bị chìm trong đám võng mạc phù ở quanh gai, bản thân gaithị cũng phù. Riêng động mạch thì không bị biến đổi nhiều. Các dấu hiệu trên xuấthiện ở toàn bộ võng mạc nếu là tắc thân tĩnh mạch trung tâm võng mạc còn nếutắc một nhánh thì các dấu hiệu chỉ khu trú ở một vùng võng mạc tương ứng củatĩnh mạch đó. Căn nguyên của tắc tĩnh mạch võng mạc thường là: - Xơ vữa động mạch cao huyết áp: Động mạch xơ cứng có thể đè ép tĩnhmạch ở ngay vùng lá sàng gây tắc tĩnh mạch trung tâm. - Các bệnh của thành mạch : Viêm mạch (sacoid, giang mai, lu ...

Tài liệu được xem nhiều: