Danh mục

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 2

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.30 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chẩn đoán, điều trị và điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội thường gặp trên người nhiễm HIV/AIDS8.1. Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp: 8.1.1. Bệnh lao:Nhìn chung, biểu hiện bệnh lao ở người nhiễm HIV/AIDS cũng giống như ở người không nhiễm HIV. Ngoài lao phổi, bệnh nhân HIV/AIDS thường còn có biểu hiện bệnh ở màng phổi và các cơ quan ngoài phổi: hạch, tủy xương, hệ thống thần kinh trung ương, phúc mạc.Nên nghĩ đến lao trên tất cả bệnh nhân HIV có sốt kéo dài và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 2 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM HIV/AIDS – PHẦN 28. Chẩn đoán, điều trị và điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội thườnggặp trên người nhiễm HIV/AIDS8.1. Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp:8.1.1. Bệnh lao:Nhìn chung, biểu hiện bệnh lao ở người nhiễm HIV/AIDS cũng giống như ở ngườikhông nhiễm HIV. Ngoài lao phổi, bệnh nhân HIV/AIDS thường còn có biểu hiệnbệnh ở màng phổi và các cơ quan ngoài phổi: hạch, tủy xương, hệ thống thần kinhtrung ương, phúc mạc.Nên nghĩ đến lao trên tất cả bệnh nhân HIV có sốt kéo dài và sút cân.8.1.1.1. Triệu chứng chung:- Sốt kéo dài (trên 3 tuần), sốt cao về chiều và đêm.- Mệt mỏi, vã mồ hôi ban đêm- Gày sút, chán ăn, mất ngủ.8.1.1.2. Chẩn đoán cận lâm sàng: Nên làm cho tất cả bệnh nhân nghi bị lao.- Xét nghiệm máu: chứng tỏ tình trạng viêm nhiễm kéo dài như thiếu máu, máulắng tăng, tăng Gama globulin.- Phản ứng Mantoux (PPD): có tác dụng nếu phản ứng dương tính. Nhưng trênbệnh nhân ở giai đoạn AIDS th ì sẽ cho kết quả âm tính do cơ thể không còn khảnăng phản ứng với kháng nguyên.- Nhuộm soi đờm tìm BK ít nhất trong 3 buổi sáng liên tiếp.- Chọc hạch làm chẩn đoán tế bào: thấy tổn thương bã đậu hoặc tế bào bán liên.- Lấy dịch các màng (bụng, phổi, tim, não) để làm xét nghiệm thấy Protein tăngcao, nhiều tế bào (chủ yếu tế bào lympho).- Tìm BK cho tất cả các loại bệnh phẩm: Dịch các màng có tổn thương.8.1.1.3. Triệu chứng của từng cơ quan bị tổn thương:- Lao phổi: + Ho, đau ngực + Khạc đờm trắng hoặc đờm có máu + Có thể ho ra máu nhiều + Trường hợp nặng có khó thở, tím tái + Nghe phổi có thể thấy ral, tiếng thổi hang hoặc b ình thườngCần phải: + Chụp X-quang phổi: nhiều hình mờ thâm nhiễm cả 2 phổi, hoặc các tổn thương ở đỉnh phổi-hạ đòn, có thể thấy tổn thương hạch rốn phổi, tổn thương hình đông đặc ở một thùy phổi... + Soi đờm trực tiếp soi tìm vi khuẩn lao + Làm xét nghiệm công thức máu, máu lắng, mantoux- Lao hạch: + Thường hay gặp hạch sưng to đứng thành chuỗi ở dọc hai bên cổ. Có thể gặp ở hạch trung thất, hạch ổ bụng... + Ngoài các xét nghiệm chẩn đoán lao thông thường, cần chọc hạch kim nhỏ tìm tế bào bán liên hoặc thấy tổn thương bã đậu.- Lao não-màng não: + Đau đầu + Nôn, buồn nôn + Rối loạn tinh thần + Có thể liệt mặt + Cổ cứng, sợ ánh sáng, nằm tư thế cò súng + Dấu hiệu Kernig, vạch màng nãoCần phải: + Chọc dò dịch não tủy: dịch trong hoặc vàng chanh, tăng protein (2-6g/L) và tế bào (100-500 tế bào /mm3), giảm Glucose. Cần gửi phòng xét nghiệm để soi tìm trực khuẩn kháng cồn kháng toan.- Lao màng phổi: + Đau ngực bên tổn thương, đau tăng khi hít sâu + Ho, ho tăng khi thay đổi thư thế + Khám phổi thấy hội chứng 3 giảm bên bị tổn thương (gõ đục, rung thanh giảm, RRPN giảm).Cần phải: + Chụp X-quang: thấy hình ảnh mờ tù góc sườn hoành + Siêu âm đo lượng dịch màng phổi. + Chọc dò dịch màng phổi để xét nghiệm: thường màu vàng chanh, tăng Protein (> 40g/L), phản ứng Rivalta(+). Gửi phòng xét nghiệm để soi tìm BK.- Lao màng tim: + Đau ngực vùng trước tim + Khó thở nhất là khi nằm, tím tái nếu lượng dịch nhiều + Tĩnh mạch cổ nổi to + Gan to + Khám: diện tim to ra, tiếng tim mờ hoặc tiếng cọ m àng tim, huyết áp hạvà kẹt.Cần phải: + Chụp X-quang: bóng tim to + Điện tâm đồ: QRS có điện thế thấp, sóng T đảo ngược. + Siêu âm: hình ảnh tràn dịch màng tim. + Chọc tháo dịch màng tim để xét nghiệm (giống như xét nghiệm dịch màng phổi) và làm cho bệnh nhân không bị ép tim do dịch.- Lao màng bụng: + Đau bụng, có thể nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa + Có thể khó thở nếu dịch nhiều + Bụng chướng dần + Gõ đục vùng thấpCần phải: + Siêu âm: có dịch màng bụng + Chọc dò dịch màng bụng để xét nghiệm: giống nh ư xét nghiệm với dịch màng phổi và dịch màng tim. Thường dịch vàng chanh, Protein tăng cao > 30g/l và phản ứng Rivalta (+). Nhiều bạch cầu, chủ yếu là bạch cầu Lympho.- Lao cột sống: + Đau lưng khu trú tăng dần theo thời gian trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. + Đau tăng lên khi sờ nắn cột sống. + Cột sống có thể mất đường cong sinh lý. + Hay gặp tổn thương ở cột sống thắt lưng hoặc phần dưới cột sống ngực.Cần phải: + Chụp cột sống: (nếu có điều kiện chụp Cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ) thấy hình ảnh xẹp thân đốt sống, hẹp hoặc mất khe liên đốt, có thể thấy hình ảnh áp xe ngoài màng cứng.- Một số tổn thương lao khác: Lao khớp, lao da, lao tinh hoàn, lao buồng trứng, laothanh quản, lao ruột....8.1.1.4. Điều trị bệnh lao ở bệnh nhân HIV/AIDS cũng tuân thủ theo các nguyêntắc điều trị bệnh lao ở bệnh nhân không bị HIV/AIDS và dựa vào hệ thống quản lýcủa chương trình lao quốc gia.- Khuyến khích bệnh nhân dùng thuốc lao đường uống, chỉ tiêm Streptomyxintrong trường hợp kém đáp ứng hoặc thất bại trong điều trị.- Dùng điều trị đa hóa trị liệu ngắn ngày (DOTS):- Công thức cơ bản cho điều trị lao mới: 2HRZE/6HE hoặc 2HRZE/6HR hoặc2SHZE/6HE.- Nếu thất bại hoặc tái phát : 2SHRZE/1HRZE/5HE- Liều lượng thuốc: + Streptomyxin: 15- 20mg/kg/ngày + INH: 5mg/kg/ngày + Rifamyxin: 10mg/kg/ngày + P yrazinamid: 20 - 30mg/kg/ngày + Ethambuton: 15-20mg/kg/ngày- Nếu có hiện tượng dị ứng, hoặc viêm gan với một hoặc vài thuốc kể trên thì cóthể sử dụng các thuốc như: Amiklin, New-quinolon (Ofloxaxin) đ ể thay thế đảmbảo phác đồ điều trị đa trị liệu.8.1.2. Một số b ...

Tài liệu được xem nhiều: