Đạo diễn Điện ảnh PHẠM THANH PHONG Tranh ký họa sơn dầu của Đinh Quang Tỉnh (0,35 x 0,45)
.Năm 1982, Phạm Thanh Phong tốt nghiệp khoa Văn Trường Đại học Tổng Hợp. Sau đó anh tiếp tục theo học lớp đạo diễn tu nghiệp khoá I, Khoá học này học viên phải có ít nhất một bằng đại học. Sau khi tốt nghiệp, Phạm Thanh Phong nhận công tác tại Xưởng phim truyện Việt Nam, rồi chuyển về làm việc tại Trung tâm sản xuất Phim Truyền hình (Đài THVN). Cùng lứa với Phạm Thanh Phong còn có đạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂN DUNG ĐẠO DIỄN PHẠM THANH PHONG
CHÂN DUNG ĐẠO DIỄN
PHẠM THANH PHONG
Đạo diễn Điện ảnh PHẠM THANH PHONG
Tranh ký họa sơn dầu của Đinh Quang Tỉnh (0,35 x 0,45)
Năm 1982, Phạm Thanh Phong tốt nghiệp khoa Văn Trường Đại học
Tổng Hợp. Sau đó anh tiếp tục theo học lớp đạo diễn tu nghiệp khoá I,
Khoá học này học viên phải có ít nhất một bằng đại học. Sau khi tốt
nghiệp, Phạm Thanh Phong nhận công tác tại Xưởng phim truyện Việt
Nam, rồi chuyển về làm việc tại Trung tâm sản xuất Phim Truyền hình
(Đài THVN). Cùng lứa với Phạm Thanh Phong còn có đạo diễn Hồ
Ngọc Thu, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Anh Tuấn….
Từ tiểu thuyết của nhà văn Xuân Đức, lần đầu tiên Phạm Thanh Phong
đã chuyển thể thành kịch bản phim Người không mang họ do Lâm Vân
và Phan Vũ làm đạo diễn, là một trong những phim ăn khách trong thập
niên 90. Từ lần thử sức thành công ấy, Phạm Thanh Phong tiếp tục theo
đuổi con đường mình đã chọn, đến nay, anh đã có 22 năm gắn bó với
điện ảnh và đã thành công trong các lĩnh vực như đạo diễn, viết kịch
bản, biên tập…
Đối với mỗi người làm nghệ thuật, dường như ai cũng phải chấp nhận
một sự mất mát nào đó. Phạm Thanh Phong cũng vậy, mỗi cuộc đời
của nhân vật trong phim dường như đều có một chút gì đó giống với
cuộc đời của người đạo diễn giàu tâm huyết với điện ảnh này. Chưa
bao giờ, anh cảm thấy thất vọng về con đường mình theo đuổi. Anh bộc
bạch: Đã xác định gắn bó với nghề, mình phải theo đuổi đến cùng.
Cũng nhiều lúc thấy mệt nhưng tất cả cũng chỉ vì sự đam mê của mình
đối với điện ảnh, dù mệt nhưng mình thấy vui. Ngày ấy, gia đình anh
ở phố Hàng Đào - một địa điểm rất tốt cho việc kinh doanh buôn bán
nhưng đối với Phạm Thanh Phong, điện ảnh là cái duyên đối với
mình. Anh kể: Thời điểm tôi cùng một loạt các đạo diễn, diễn viên
bắt đầu đi vào lĩnh vực điện ảnh thì cũng đúng là lúc, phim truyện cũng
như phim truyền hình đang có chiều hướng đi xuống. Ai cũng vậy thôi,
mình chỉ muốn góp một chút sức lực nhỏ bé nào đó cho nền điện ảnh
và cũng là để sống với niềm đam mê nghệ thuật của mình.
Khán giả xem truyền hình hẳn vẫn chưa quên những bộ phim như: Tìm
chồng, Dương tính, Khoảnh khắc cuộc đời, Gió qua miền tối sáng,
Cảnh sát hình sự, Ghen,, Cửa hàng Nôva, Cái dằm, Đất và Người… do
Phạm Thanh Phong đạo diễn. Bộ phim Chuyện phố phường phát trên
sóng VTV1 của Đài THVN mà anh thực hiện cùng Đạo diễn Nguyễn
Anh Dũng đã được khán giả đón nhận. Nhân vật trong phim của Phạm
Thanh Phong đều mang hơi thở từ cuộc sống đời thường với đầy đủ
những nấc thang tình cảm: sự khổ đau xen lẫn niềm hạnh phúc, cái tốt
hiện lên trong những điều xấu xa, tàn nhẫn… Mỗi một nhân vật của
anh đều có một số phận, có một thế giới nội tâm rất riêng biệt. Trong
bộ phim Chuyện phố phường, khán giả không thấy một nhân vật chung
chung, nhạt nhoà nào. Tất cả đều là những số phận và cá tính rất rõ nét.
Đó cũng chính là một trong những yếu tố làm nên thành công của bộ
phim này.
Chuyện phố phường có một kỷ niệm riêng đối với tôi. Nhân vật Ba
Tỉnh trong phim này do nghệ sỹ Hồng Đức thủ vai. Số phận của nhân
vật ấy như thế này: khi Phạm Thanh Phong cùng với nhà văn Phạm
Ngọc Tiến đang viết chung kịch bản thì bị “bí” chuyện quá nên rủ nhau
đi xả hơi. Không hẹn mà nên, chúng tôi cùng gặp nhau trong một
quán bia. Cụng ly xong, hai ông bạn vàng đã, chợt lóe tứ là “mượn”
ngay tên tôi để đặt tên cho một nhân vật mới. Không ngờ cảm hứng
đưa tuyến nhân vật kéo dài tới 6 tập. Điều bất ngờ là nhân vật Ba Tỉnh
đã để lại ấn tượng đậm nét trong lòng khán giả.
Đối với Phạm Thanh Phong, gia đình chính là chỗ dựa về tinh thần để
anh bước tiếp trên con đường mình đã gắn bó. Anh rất yêu và tôn trọng
con. Ngoài công việc, anh dành tất cả thời gian để chăm sóc chúng.
Con trai lớn của anh theo học Đại học Sân khấu Điện ảnh, tiếp tục con
đường của bố. Riêng cô con gái cà-phê của anh cũng đã biết giúp mẹ,
“diễn viên nhí” này đã góp nhiều vai trong phim của bố.
Phạm Thanh Phong trước hết là một người viết văn và là một Đạo diễn
điện ảnh có cá tính, anh đã sống bằng chính tài năng và nghề nghiệp
của mình./.