Thông tin tài liệu:
Chân dung của một phụ nữ trẻ và đứa con, tựa “Venus và Cupid” Peter Lely, vẽ năm 1732, được đấu giá tại Sotheby's hôm 6. 7. 2011 với giá ước lượng US $960,000 - $1.3 triệu). Bức tranh này được gọi là “hình ảnh quyến rũ nhất của nghệ thuật Anh quốc”, truyền đi khắp giới quý tộc Anh qua nhiều thế kỷ dưới nhiều cái tên khác nhau. Tranh do vua Charles II đặt hàng, và đích thân ngài đến nhà họa sĩ Peter Lely để xem
.vẽ người tình mình khỏa thân. Để giữ được thân hình như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chân dung “nóng” của người tình vua Charles II lần đầu lộ diện
Chân dung “nóng” của người
tình vua Charles II lần đầu lộ
diện
Chân dung của một phụ nữ trẻ và đứa con, tựa “Venus và Cupid” Peter
Lely, vẽ năm 1732, được đấu giá tại Sotheby's hôm 6. 7. 2011 với giá
ước lượng US $960,000 - $1.3 triệu). Bức tranh này được gọi là “hình
ảnh quyến rũ nhất của nghệ thuật Anh quốc”, truyền đi khắp giới quý
tộc Anh qua nhiều thế kỷ dưới nhiều cái tên khác nhau. Tranh do vua
Charles II đặt hàng, và đích thân ngài đến nhà họa sĩ Peter Lely để xem
vẽ người tình mình khỏa thân. Để giữ được thân hình như thế này kể cả
khi đã sinh con, nghe nói Gwyn phải dùng một thứ dược thảo do vua
đưa để giảm cân. Ảnh: Suzanne Plunkett.
Nàng là một trong những tình nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử, nhưng
rất ít các bức tranh có tên Nell Gwyn thực sự là chân dung nàng. Giờ
đây một bức chân dung khá nóng với những biểu tượng khiêu dâm, tục
tĩu rất rõ ràng, theo quan điểm của thế kỷ 17, lần đầu tiên lộ diện.
Tác phẩm này chưa bao giờ được công bố. Trong tranh Gwyn gần như
để ngực trần và đang nhồi xúc xích, một bố cục đầy những hình ảnh
biểu tượng khiêu khích. Nàng mặc áo trắng, như một cách giễu cợt sự
trong trắng trinh nguyên, đứng bên cạnh là một hầu nam da đen, hình
như muốn ám chỉ đến nhà vua tóc đen, còn có biệt hiệu là “người đàn
ông đen”.
Bức chân dung chỉ có kích thước 9 x 7 inch, vẽ Gwyn, khi đó là một
diễn viên hài hàng đầu, một người London quyến rũ, từng gợi cảm
hứng cho nhà viết kịch Dryden viết những vai khá là khiêu khích, và là
người được Samuel Pepys mô tả là “Nell vừa xinh vừa hóm”.
Người tình của vua Charles II, Nell Gwyn trong tranh của một họa sĩ
vô danh thế kỷ 17. (Các bạn bấm vào tranh để xem bản lớn hơn).
Một cậu cháu đời thứ 12 của vị Công tước đã đem bán bức tranh cho
Philip Mould, chuyên gia hàng đầu về chân dung Anh, để lấy tiền nuôi
thế hệ sau của gia đình.
Mould phát biểu với tờ Guardian rằng: “Tác phẩm là từ tay con cháu
Gwyn. Thực sự như một thứ Chén Thánh thất truyền vậy. Nell Gwyn
không được mô tả tầm tầm như các nhân tình khác, ví dụ như Nữ công
tước Portsmouth… Hàng năm đều có người đưa chúng tôi xem những
chân dung của Nell Gwyn nhưng không đúng. Nàng thì lúc nào cũng
phải làm người ta hướng về một hình ảnh gợi cảm từ thế kỷ 17 kìa.”
Mould nói thêm: “Đây là tác phẩm nóng nhất thời đó thể hiện đặc điểm
tình dục của Gwyn, mà trước kia ta chưa từng có. Tác phẩm này nổi bật
ở chỗ nó không chỉ là thứ tranh vẽ nguệch ngoạc đùa nghịch mà vẽ một
cách nghiêm túc, tinh xảo. Người ta chỉ có thể đoán rằng biết đâu nó có
một mục đích thầm kín nào đó ngay trong nội bộ hoàng cung.”
Gwyn đã quyến rũ được nhà vua, trở thành người tình của Charles II
trong khoảng 16 năm cho tới khi nhà vua qua đời năm 1685. Nghe đâu
khi hấp hối trên giường, nhà vua còn nói rằng: “Đừng để cho Nelly tội
nghiệp phải đói khát”. Nàng sinh được cho vua hai người con trai, con
lớn sau này trở thành Công tước St Albans.
Một bức chân dung Nell Gwyn của Simon Verelst
Tác phẩm do một nghệ sĩ vô danh thế kỷ 17 sáng tác theo lối vẽ chân
dung nhân vật kiểu Anh – Hà Lan lúc đó. Mould cho rằng chiếc đầu hơi
nghiêng của Gwyn có liên quan đến một bức tượng nhỏ xíu đã mất do
Samuel Cooper, họa sĩ tiểu họa của vua Charles II, thực hiện.
Mặc dù chủ đề của một tác phẩm được đặt hàng riêng tư như vậy khá là
“ngoài luồng”, khó mà được ghi lại trong sổ sách chính thức, tác phẩm
cũng đã được giữ lại trên một bản khắc. Bảo tàng Chân dung Quốc
gia hình như đang thảo luận để mua lại tác phẩm.
Nghe đồn Mould sẽ trưng bày chân dung Gwyn tại Masterpiece, một
hội chợ nghệ thuật tại bệnh viện Royal Chelsea. Lại cũng nghe đâu thời
ấy chính Gwyn đã thuyết phục nhà vua dựng nên bệnh viện, một bằng
chứng về lòng thương người nổi tiếng của nàng (cũng như tình yêu của
vua đối với nàng).
...