Danh mục

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG TUỶ SỐNG

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.89 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cột sống là trụ cột của bộ xương người, chịu sức nặng của đầu và trọng lượng toàn thân, là điểm tỳ của tứ chi qua khung chậu và bả vai, vừa mềm dẻo, vừa vững chắc, bao bọc và bảo vệ tuỷ sống.Tuỷ sống là một bộ phận thần kinh vô cùng quan trọng, tiếp nối với tiểu não và hành tuỷ, chi phối toàn bộ những hoạt động bình thường của cơ thể con người như: vận động, cảm giác, dinh dưỡng... cho nên khi bị chấn thương cột sống- tuỷ sống (CTCS-TS) thường có hậu quả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG TUỶ SỐNG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG TUỶ SỐNGI. ĐẠI CƯƠNG1. Đặt vấn đề:Cột sống là trụ cột của bộ xương người, chịu sức nặng của đầu và trọng lượng toànthân, là điểm tỳ của tứ chi qua khung chậu và bả vai, vừa mềm dẻo, vừa vữngchắc, bao bọc và bảo vệ tuỷ sống.Tuỷ sống là một bộ phận thần kinh vô cùng quan trọng, tiếp nối với tiểu não vàhành tuỷ, chi phối toàn bộ những hoạt động bình thường của cơ thể con ngườinhư: vận động, cảm giác, dinh dưỡng... cho nên khi bị chấn thương cột sống- tuỷsống (CTCS-TS) thường có hậu quả nặng nề, tỷ lệ tử vong cao (nhất là tổn thươngtuỷ cổ), tàn phế nhiều, chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn.Dịch tễ: CTCS-TS chiếm 4-6% trong các loại chấn thương (Atonets I.P, 1980).Theo thống kê ở Mỹ (1980) hàng năm có 11.000 người bị CTCS-TS, tỷ lệ tử vongtrước khi vào viện là 4.800 bệnh nhân (BN). Tần suất gặp CTCS-TS ở Mỹ là 53,4người/1 triệu dân, ở Pháp là 20 người/1 triệu dân.Nguyên nhân: tai nạn giao thông (TNGT), tai nạn lao động (TNLĐ) và hay gặp ởcác nước phát triển.Cơ chế: chấn thương trực tiếp (vết thương hoặc lực va đập chỗ nào, nơi đó bị tổnthương), chấn thương gián tiếp (ép theo trục, gấp-ưỡn quá mức, xoay quá mức, épbên...). Trên một BN cùng một lúc có thể có nhiều cơ chế tham gia làm diễn biếncủa bệnh thêm phức tạp, hoặc từng vùng cột sống (cổ thấp, cổ cao. lưng, thắtlưng), do đặc điểm giải phẫu khác nhau, cơ chế gián tiếp có khác nhau.Đây là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của nhiều chuyên ngành: nội thần kinh,ngoại thần kinh, chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu, tâm lý học y học... Sự giúpđỡ của toàn thể cộng đồng xã hội, của gia đình, đặc biệt là nỗ lực to lớn của bảnthân BN mới có thể cứu rỗi người bệnh qua cơn hiểm nghèo và đưa BN hoà nhậpxã hội trong hoàn cảnh thương tật mới.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh:- Từ 3.000 năm trước công nguyên, tác giả Edwinsmit đã mô tả BN bị liệt 2 chidưới do CTCS-TS.- Hypocrat (460-377 trước công nguyên) đã đề ra phương pháp kéo dãn để điều trịCTCS-TS.- Paul (620-690) cắt cung sau để giải phóng chèn ép tuỷ.- Ambroise Pare (1564-1598) đưa ra phương pháp nắn chỉnh cột sống di lệch.- Bell (1817) đầu tiên mô tả di lệch chẩm cổ trong CTCS cổ cao, Năm 1822Cooper mô tả gãy cung sau C1, sau đó Jefferson phân loại các kiểu gãy, về sau khigãy cung C1 người ta hay nói là gãy kiểu Jefferson.- Hutchinson (1828-1913) chủ trương đặt sonde dẫn lưu nước tiểu cho những BNbị CTCS nặng.- Kvinke (1891)đầu tiên tiến hành chọc ống sống thắt lưng.- Monakov (1905) đã mô tả và đưa ra quan niệm Shock tuỷ.- Gorden Holmer (1915) và Riddoch Gearge (1917) đã mô tả phản xạ tự động tuỷ,nghiên cứu chức năng của bàng quang sau CTCS-TS.- Dandy (1917) chụp tuỷ bơm khí để chẩn đoán bệnh CS-TS.- Crutchfield (1993) chế tạo khung để kéo nắn trong điều trị CTCS cổ, sau nàyđược áp dụng và cải tiến với các tác giả khác nhau như: Garder, Stevenson,Ysahon, Greenberg, Leventhal...- Donall Monro (1936) rửa bàng quang bằng hệ thống lên xuống qua sonde 3 chạc,ngày nay vẫn áp dụng và ta gọi là phương pháp rửa bàng quang Monro.- Sircard (1949) chụp tuỷ bơm thuốc cản quang có Iode để chẩn đoán bệnh lý CS-TS.- Thế chiến thứ II bùng nổ đã xuất hiện nhiều trung tâm điều trị chấn thương vàvết thương CS-TS. Nổi tiếng nhất là trung tâm của Ludwig Guttmenn (1944) ởbệnh viện Stoke Mandeville của quân đồng minh. Tại Liên Xô có nhiều trung tâmcấp cứu xử trí VTCS-TS đưa lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc điều trịbệnh lý này.Đến nay chẩn đoán bệnh lý CS-TS đã được nhanh chóng, chính xác hơn nhờnhững phương tiện hiện đại như C.T.Scanner, MRI, AG... Phẫu thuật và điều trịvới nhiều trang thiết bị hiện đại, đem lại nhiều hiệu quả mà trước đây không thểngờ được.II. PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG CS –TS:Có nhiều bảng phân loại khác nhau, chúng tôi xin nêu một số bảng phân loạichính:1.Căn cứ vào tương quan giữa tổn thương cột sống và tuỷ sống:1.1.Tổn thương cột sống đơn thuần (không có tổn thương tuỷ):có thể gặp là:- Tổn thương thân đốt sống: xẹp đốt sống, vỡ thân đốt, rạn đốt sống.- Gãy vỡ cung sau.- Trật khớp cột sống.- Tổn thương các phần gia cố: rách-đứt dây chằng liên gai, trên gai; dây chằng dọctrước, dọc sau; vỡ, xẹp, rách đĩa đệm.1.2.Tổn thương cột sống kèm theo tổn thương tuỷ:Các hình thái tổn thương tuỷ: chấn động tuỷ, chèn ép tuỷ, dập tuỷ (hoàn toàn hoặckhông hoàn toàn), chảy máu tuỷ... Cụ thể như sau:* Tổn thương tuỷ hoàn toàn: thế nào là tổn thương tuỷ hoàn toàn trên lâm sàng?Đó là sự mất các chức năng tuỷ và hiện diện phản xạ hành hang(Bulbocavernosus reflex) (Hình 1), vì cung phản xạ này là một đường vận động,cảm giác đơn giản, có thể hoạt động mà không sử dụng các bó dọc lên-xuốngtrong chất trắng. Sự hiện diện của phản xạ hành hang chứng tỏ trung tâm tuỷ cùngS3-S4 vẫn còn nguyên vẹn giải phẫu sinh lý và không có Shock tuỷ.Có tới 99% phản xạ hành han ...

Tài liệu được xem nhiều: