Danh mục

CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.81 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những thương tổn ở vùng hàm mặt trong thời chiến hay thời bình đều có thể làm mất tổ chức, làm ảnh hưởng tới các chức năng. Vết thương vùng hàm mặt thường dễ bị nhiễm khuẩn vì có hệ thống mạch máu phong phú, có nhiều xoang, hốc tự nhiên, nhưng nhiễm khuẩn ở vùng hàm mặt thường ít nguy hiểm hơn. Trong thời chiến, tỷ lệ vết thương hàm mặt theo một số tác giả ở Nga là khoảng 3,4%. Trong đó thương tổn phần mềm đơn thuần chiếm khoảng 2,1%, có kèm thương tổn thương là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT CHẤN THƯƠNG HÀM MẶTI. ĐẠI CƯƠNGNhững thương tổn ở vùng hàm mặt trong thời chiến hay thời bình đều có thể làmmất tổ chức, làm ảnh hưởng tới các chức năng.Vết thương vùng hàm mặt thường dễ bị nhiễm khuẩn vì có hệ thống mạch máuphong phú, có nhiều xoang, hốc tự nhiên, nhưng nhiễm khuẩn ở vùng hàm mặtthường ít nguy hiểm hơn.Trong thời chiến, tỷ lệ vết th ương hàm mặt theo một số tác giả ở Nga là khoảng3,4%. Trong đó thương tổn phần mềm đơn thuần chiếm khoảng 2,1%, có kèmthương tổn thương là 1,3%. Ở Việt Nam theo thống kê trong thời kỳ chống Mỹ thìtỷ lệ cũng tương tự.Chấn thương hàm mặt được phân làm 3 loại:- Loại nhẹ: Gồm những tổn thương phần mềm nông, những vết gẫy răng và bờ ổrăng.- Loại vừa: Gồm những tổn thương phần mềm sâu, rộng hơn, những vết gãy, mẻ,thủng xương đơn giản.- Loại nặng: Gồm những tổn thương phần mềm rộng lớn và phức tạp, những vếtthương gãy nhiều mảnh và vụn nát xương hàm.II. CẤP CỨU BƯỚC ĐẦUNhững chấn thương vùng hàm mặt thuộc loại vừa và loại nặng thì những nguy cơđe doạ đến tính mạng là: chảy máu, ngạt thở, sốc và nhiễm khuẩn.1. Phòng và chống chảy máuVề nguyên tắc phải tìm cho được đầu mạch máu để kẹp lại, rồi sau đó khâu vàbuộc lại.Một số trường hợp dùng băng ép, hoặc dùng ngón tay đè vào trước nắp tai để cầmmáu ở động mạch thái dương nông. Đè vào trước cơ cắn ở thân xương hàm dướiđể cầm máu động mạch mặt.Nếu không cầm được thì ấn ngón tay vào vùng mảng cảnh tương đương với đốtsống cổ 6 để cầm máu tạm thời.Nếu chuyển nạn nhân về tuyến sau thì dùng nẹp gỗ đặt ở bên cổ đối diện rồi bănglại để làm garo động mạch cảnh tạm thời.Trường hợp bị chảy máu nhiều, thương tổn phạm vào những mạch máu lớn mà ápdụng các phương pháp tạm thời không kết quả thì phải nhanh chóng mở máng cản,tìm động mạch cảnh ngoài để thắt lại. Nếu thắt động mạch cảnh ngoài ở bênthương tổn mà máu vẫn chảy thì có thể thắt thêm động mạch cảnh ngoài ở bên đốidiện. Rất hàn hữu mới thắt động mạch cảnh gốc, vì dễ gây ra liệt 1/2 người bênđối diện.Những trường hợp tổn thương vùng sàn miệng, hàm ếch, thành hầu sau, bị chảymáu nhiều thì phải sử dụng phương pháp chèn gạc, nhưng phải mở kí quản trướcđể tránh nguy cơ suy thở do chèn ép đường khí đạo trên.Để tránh chảy máu thứ phát, cần lấy bỏ những mảnh xương nằm ở gần động mạchvà cố định 2 đầu xương gãy.2. Phòng và chống nguy cơ ngạt thởKhi bị nghẽn tắc khí đạo trên thì nạn nhân vật vã, da tím tái, co kéo các cơ trênđòn. Nguyên nhân hay gặp là dị vật văng vào miệng (những mảnh xương, răng,hàm giả bị gãy).Thương tổn phức tạp ở vùng sàn miệng, mỏng lưỡi bị tổn thương do đó dễ gây tụtlưỡi.Thương tổn ở hàm ếch mềm, ở thành họng, gây ra phản xạ co thắt thanh – khíquản.Vết thương hàm mặt kèm theo chấn thương sọ não dễ gây phản xạ ngừng thở.Tùy theo nguyên nhân mà có kế hoạch điều trị phù hợp.Đầu tiên phải hút sạch các chất bẩn trong hốc miệng, lấy hết dị vật, để lưu thôngkhí đạo trên. Nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang bên hoặc nằm sấp khi vậnchuyển về tuyến sau.Nếu nạn nhân bị tụt lưỡi hoặc đe dọa thì phải khâu kéo lưỡi ra ngoài: dùng kimkhâu với chỉ lanh chắc. Đặt mũi khâu vào đường giữa lưỡi, cách đầu lưỡi 1,5 –2cm. Sau khi khâu, sợi chỉ được kéo ra ngoài và cố định vào vị trí chắc chắn nh ưbuộc vào nhóm răng cửa dưới hoặc buộc vào sợi dây vòng quanh cổ.Nên mở khí quản khi có nguy cơ tắc hẳn khí đạo trên hoặc co thắt khi quản. Nếukhông có dụng cụ mở khí quản thì có thể dùng các loại kim to chọc vào vùng khíquản để lưu thông khí tạm thời.3. Phòng chống sốcCầm máu, lưu thông đường thở và phòng chống sốc đối khi phải làm cùng mộtlúc, vì muốn phòng chống sốc thì phải cầm máu tốt, phải làm lưu thông đường thởtốt để tránh hiện tượng thán khí ở máu. Về nguyên tắc giống như phòng chống sốctrong ngoại khoa.III. XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT1. Xử trí phần mềmChấn thương phần mềm vùng hàm mặt thường phối hợp với các chấn thương khácvà mang tính chất phức tạp.Sau khi xử trí xong những biến chứng đe doạ đến sinh mạng thì tiến hành xử tríngoại khoa tại chỗ.1.1. Tẩy rửa và cắt lọc vết thươngCông việc này phải được thực hiện tốt ở tuyến quân y trung đoàn và lữ đoàn.Thường vô cảm tại chỗ bằng Novocain, nếu nặng và có phối hợp với nhữngthương tổn khác thì nên gây mê để xử trí các tổn thương phối hợp được triệt đểtrong cùng một lúc.Trước khi tẩy rửa phải cạo lông, tóc sạch sẽ. Phần da lành quanh vết thương phảirửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn. Ở vết th ương cần tẩy rửa tỷ mỉ từ nông vàosâu, đi hết các ngõ ngách vết thương, đặc biệt với vết thương có thông vào xoangvà khoang miệng. Những dung dịch tẩy rửa thường dùng là nước muối sinh lý,thuốc tím 1/500, rivanon 0,10% và nước dưỡng khí 5 thể tích.Trong quá trình tẩy rửa nên gặp dị vật cần phải lấy bỏ hết. Đặc biệt với các mảnhvụn hoả khí có màu thì lấy tỉ mỉ, tối đa để tránh da mặt có màu kém ...

Tài liệu được xem nhiều: