Cháo thuốc cho người viêm mũi dị ứngViêm mũi là bệnh dai dẳng, thời tiết khí hậu, môi trường không khí thay đổi là bệnh dễ tái phát. Triệu chứng của bệnh: hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa trong mũi, niêm mạc mũi bị phù nề, thay đổi màu sắc. Nhiều trường hợp vách ngăn bị cong vẹo, biến dạng làm tắc nghẽn một bên. Viêm mũi thường kèm theo đau đầu, váng đầu, đường thở không thông, nhiều khi người bệnh phải thở bằng miệng. Để điều trị chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, Đông y...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cháo thuốc cho người viêm mũi dị ứng Cháo thuốc cho người viêm mũi dị ứngViêm mũi là bệnh dai dẳng, thời tiết khí hậu, môi trường không khí thay đổi là bệnh dễ tái phát .Triệu chứng của bệnh: hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa trong mũi, niêm mạc mũi bị phùnề, thay đổi màu sắc. Nhiều trường hợp vách ngăn bị cong vẹo, biến dạng làm tắc nghẽn mộtbên. Viêm mũi thường kèm theo đau đầu, váng đầu, đường thở không thông, nhiều khi ngườibệnh phải thở bằng miệng.Để điều trị chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, Đông y đã sử dụng những dược thiện để hỗtrợ điều trị và cải thiện t ình trạng bệnh tât.Cháo tim lợn - cát cánh:Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả, cát cánh 20g, gạo tẻ 100g, gừng, hành khô, rau gia vị, chanh ớt vừađủ. Cháo tim lợn - cát cánh.Cách làm: Tim lợn thái lát mỏng, ướp gia vị để riêng. Rau thơm rửa sạch thái ngắn, gừng sốngđập dập băm nhỏ, để riêng. Cát cánh cùng 2 bát nước nấu cho sôi 15 phút. Lấy nước thuốc nàycùng gạo nấu thành cháo, khi cháo được cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều, múccháo ra bát tô thêm gia vị, rau thơm, chanh ớt, ăn nóng.Công dụng: Tim lợn bổ tâm, bổ khí. Cát cánh chống viêm, chống dị ứng và có tác dụng co mạch.Rau gia vị như kinh giới, tía tô, hành hoa, sinh khương… chống viêm và tuyên thông phế khígiúp cho đường hô hấp được thông suốt, giảm tiết. Bệnh nhân viêm mũi, tắc mũi, chảy nước mũinên dùng.Cháo chân giò lợn - trần bì, bán hạ, sinh khương:Nguyên liệu: Chân giò lợn 1 cái (chỉ lấy phần xương và móng), trần bì 12g, bán hạ chế 12g, sinhkhương 6g. Gạo tẻ 100g, các loại rau, gia vị, chanh ớt…Cách làm: Chân giò làm sạch chặt miếng cùng với gạo cho vào nồi. Dùng 1 ấm khác bỏ trần bì,bán hạ, sinh khương cùng 2 bát nước nấu sôi 15 phút, lấy nước này cho sang nồi đã có sẵn gạovà chân giò, hầm cho chín kỹ thành cháo (nếu thiếu nước thì chế thêm vào cho vừa đủ). Các loạigia vị đã rửa sạch thái ngắn cùng chanh ớt chuẩn bị sẵn. Khi cháo được múc cháo ra bát tô,nhanh tay nêm gia vị, các loại rau thơm, chanh ớt vừa đủ, ăn nóng. Móng giò dùng nấu cháo chân giò - trần bì bán hạ sinh khương.Công dụng: Hạ khí, chống viêm, chống xuất tiết, tuyên thông phế đạo, tác dụng co mạch. Dùngmón này người bệnh giảm đau, thông đạt đường hô hấp, khỏi váng đầu, khỏi ngạt mũi, hắt hơi,còn có tác dụng kháng histamin.Tính năng tác dụng của các loại rau thơm đã sử dụng: Tía tô: giải cảm, tiêu đờm, thuận khí trừho; Kinh giới: trừ phong, chống dị ứng, chống ngứa; Lá hẹ: bổ thận nạp khí, tính ôn, lợi chínkhiếu, trừ hàn; Trần bì: thông khí giảm ho, bổ tỳ lợi phế; Bán hạ: hạ khí, tiêu đờm, trừ thấp; Sịnhkhương: vị cay, tính ấm, giải cảm, tiêu độc; Quả chanh, nước chanh: vị chua tính mát, giải nhiệt,cung cấp vitamin C cho cơ thể; Hành hoa: chống viêm, trừ tà, thông đạt đường hô hấp.Phòng bệnh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùaViêm mũi dị ứng có thể gặp quanh năm nhưng những lúc thời tiết chuyển mùa bệnh thường xuấthiện nhiều hơn nhất là mùa nóng chuyển sang lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng t ỷ lệchiếm nhiều hơn là ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi. Viêm mũi dị ứng tuy không gâynguy hiểm cho người bệnh nhưng thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu.Truy tìm “thủ phạm”Người ta thấy rằng trong bệnh viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết đến hiện tượng dị ứng,nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy có một số giả thuyết giải thích về nguyên nhângây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (kháng nguyên hay còn gọilà dị nguyên) đối với cơ thể. Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như bụi,phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm (nấm mốc)... Những dạng này rất phổ biến ở nước ta vàchúng thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn (Hapten) khi gặp kháng thể(có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng tức thì. Hiện tượng phản ứng dị ứngtức thì này xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng,xoang... gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc mà được biểu hiện là ngứa, hắt hơi (cókhi hắt hơi liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn). Hắt hơi là một phản xạ nhanh,nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi vùng niêm mạc mà các dị nguyên vừa mới xâm nhập.Cơ địa dị ứng cũng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng. Người ta đã tổng kết thấyrằng tỷ lệ người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính,eczema, tổ đỉa, hen suyễn... thì t ỷ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dịứng... Chính vì vậy, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứngnhưng cũng có người không bị. Ví dụ trong nhà có nuôi chó, mèo thì không phải mọi người đềubị viêm mũi dị ứng mà chỉ có một số ít người nào đó bị bệnh mà thôi (điều này còn liên quanđến sức đề kháng chung của từng người nữa). Các tác nhân kích thích gây viêm mũi dị ứng cũngcó thể theo đường hô hấp nhưng cũng c ...