Ch.S.Montesquieu - Nhà triết học khai sáng với tư tưởng đề cao “Tinh thần pháp luật” Charles de Secondat Montesquieu (1689 - 1755) - nhà triết học Khai sáng, nhà tư tưởng chính trị, nhà xã hội học và sử học người Pháp. Ông là nhà tư tưởng có dòng dõi quý tộc, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1689 tại lâu đài La Brét ở Tây - Nam nước Pháp. Cha ông là Giắc đơ Sơcôngđa - một quý tộc bị sa sút và đã có thời gian làm đại úy vệ kỳ binh, sau đó lui về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Charles de Secondat Montesquieu Charles de Secondat MontesquieuCh.S.Montesquieu - Nhà triết học khai sáng với tư tưởng đề cao “Tinh thầnpháp luật”Charles de Secondat Montesquieu (1689 - 1755) - nhà triết học Khai sáng, nhà tưtưởng chính trị, nhà xã hội học và sử học người Pháp. Ông là nhà tư tưởng códòng dõi quý tộc, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1689 tại lâu đài La Brét ở Tây - Namnước Pháp. Cha ông là Giắc đơ Sơcôngđa - một quý tộc bị sa sút và đã có thờigian làm đại úy vệ kỳ binh, sau đó lui về ở ẩn cho đến năm 1713 th ì qua đời. KhiMontesquieu lên 7 tuổi thì mẹ ông mất. Montesquieu chịu ảnh hưởng nhiều củangười chú ruột - Giăng đơ Sơcôngđa, người đã từng là Chủ tịch Nghị việnBoócđô.Năm 1700, Montesquieu theo học tại một trường trung học do những người theogiáo phái Ôratoa tổ chức ở Guili gần Paris. Trong thời gian học trung học, ông đ ãthể hiện rõ lòng say mê văn chương, sử học và khoa học tự nhiên. Montesquieu đãviết một số tác phẩm mà nhiều độc giả thời đó rất ưa chuộng. Theo P.S.Taranốp -tác giả của công trình 106 nhà thông thái, sau khi kết thúc công việc học tập,Montesquieu đã quay trở lại lâu đài của người cha và tại đây, ông đã bắt đầunghiên cứu luật học (1).Năm 1714, Montesquieu vào làm việc tại Viện Boócđô và hai năm sau, ông trởthành nam tước De Montesquieu - Chủ tịch Nghị viện Boócđô. Năm 1716,Montesquieu trở thành thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Boócđô. Mặc dù nắmgiữ cương vị là Chủ tịch Nghị viện và Chánh án Tòa án, song điều đó vẫn khônglấn át được lòng say mê khoa học, văn chương và triết học ở Montesquieu. Mấtkhá nhiều thời gian cho những hoạt động chính trị, xã hội, song ông vẫn dànhnhiều tâm huyết cho những công trình nghiên cứu về những nguyên nhân của tiếngvang, về công dụng của các tuyến thận, về trọng lực, về lợi ích của các môn khoahọc (2). Tại Viện Hàn lâm Khoa học Boócđô, ông cũng đã trình bày một luận vănvề đề tài tôn giáo của những người La Mã. Trong luận văn đó, ông đã chứng minhrằng, tôn giáo là do các vua chúa và quý tộc La Mã bày đặt ra để làm chỗ dựa choquyền lực của họ và tăng cường áp bức nhân dân (3).Khí chất của chàng thanh niên Montesquieu ham tìm tòi, suy nghĩ với lòng khátkhao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực đồng thời lại trực tiếp tiếp xúc với thực tiễnchính trị - xã hội của thời đại ở một giai đoạn được coi là có sự bùng nổ của cáccuộc đấu tranh quyết liệt chống phong kiến đã sớm nung nấu tinh thần của nhàtriết học Khai sáng tương lai.Tư tưởng và tài năng của ông thực sự hòa làm một, kết tinh thành năng lực tư duysáng tạo, khí phách kiên cường của nhà triết học Khai sáng. Vào năm 1721,Montesquieu đã cho ra đời tác phẩm đầu tay, tác phẩm đ ược thừa nhận là đã gâychấn động dư luận không riêng gì ở Pháp, mà cả ở châu Âu - đó là tiểu thuyếtbằng thư Những bức thư Ba Tư.Tác phẩm này ra mắt độc giả giữa lúc nước Pháp đang ngả nghiêng trong cơnkhủng hoảng về kinh tế, chính trị của thời đó. Sự mục nát của chế độ quân chủ vàmặt trái của nhà thờ đã được Montesquieu phơi bày trong Những bức thư Ba Tưqua sự nhìn nhận của hai người Ba Tư đến thăm nước Pháp sau khi đã đi qua mộtsố nước châu Âu. Đây là một trong ba tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tạocủa Montesquieu và là tác phẩm được công chúng Pháp nhiệt liệt hoan nghênhngay khi mới ra đời.Mặc dù là tác phẩm văn chương, nhưng Những bức thư Ba Tư đã khiến nhiềungười dân Pháp khi đó phải suy nghĩ nghiêm túc về nền chuyên chế, về giáo hội vàgiới giáo sĩ, về thân phận của con người trong sự cai trị độc đoán của chế độ độctài, chuyên chế. Thông qua những bức thư của hai người Ba Tư đang lưu trú tạichâu Âu gửi về quê hương, Montesquieu đã dựng lên một bức tranh về xã hộiphương Đông và xã hội phương Tây. Thông qua hình tượng quan thái giám - kẻtượng trưng cho những con người mà trong một xã hội chuyên chế, ngay bản thânhọ cũng không thể tự bảo vệ được mình trước sự áp đặt của Nhà nước chuyên chế,Montesquieu đã cho thấy xã hội phương Đông khi đó là một xã hội mà ở đó ,người ta đã lấy từ thế giới này đem ném vào thế giới kia một người nào đó khéochọn, người ấy cảm thấy rõ rệt tất cả cái phi lý mà chúng ta không cảm thấy, cái lạlùng của tập quán, cái kỳ dị của luật pháp, cái đặc biệt của phong tục t ình cảm, tínngưỡng mà ai nấy đều thích nghi(4). Và, khi mượn lời hai vị khách Ba T ư,Montesquieu đã cho công chúng Pháp thấy hình ảnh thật của Lui XIV.Đó là một ông vua giàu có, tham quyền, xa hoa, trác táng..., người đã đẩy nhândân Pháp vào cảnh cùng khổ và hơn thế nữa, còn là ông vua quyền uy nhất châuÂu. Ông không có mỏ vàng như vua Tây Ban Nha láng giềng, nhưng lại có nhiềucủa cải hơn, bởi vì của cải của ông được khai thác trong cái hư danh của thần dân,là một thứ kho báu vô tận, hơn cả mỏ vàng.... Song, dưới con mắt của nhân dânPháp và cũng là của Montesquieu, ông vua này chẳng qua chỉ là một nhà ảo thuật:Ông ta áp đặt quyền lực vào ngay đầu óc thần dân ...