Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây rừng bị huỷ diệt. Tổng cộng đế quốc Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam, ít nhất có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào? Chất độc màu da cam huỷ diệt môi trường ở Việt Nam như thế nào?Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bềnvững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹsau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây rừng bị huỷdiệt.Tổng cộng đế quốc Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lítchất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện tíchrừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu da cam một hay nhiềulần.Các chất diệt cỏ, làm trụi lá lần đầu tiên trong lịch sử loài người, được dùngvới quy mô lớn ở miền Nam Việt Nam đã gây ra hậu quả nghiêm trọng chomôi trường sinh thái và con người.Hàng triệu ha rừng ở nội địa và rừng ngập mặn ở ven bờ bị rải chất độc màuda cam nhiều lần. Ngay sau khi bị rải chất diệt cỏ với nồng độ cao lần thứnhất, đã có 10 - 20% số cây thuộc tầng cao nhất (chiếm 40 - 60% sinh khốicủa rừng) bị chết. Hậu quả là khí hậu ở tầng thấp bị thay đổi, vì độ ẩm giảm,cường độ chiếu sáng tăng, nên các cây non dù có sống sót cũng khó pháttriển. Ðến mùa khô, lửa rừng do bom đạn lan đến diệt luôn cả cây con. Tiếptheo mùa mưa đất bị xói mòn, thoái hoá dần, chỉ có một số loài thực vật ưasáng như chíp, chè vè, lau, tre, nứa, là những loài cây có bộ rễ phát triểnmạnh, thân ngầm khoẻ, chịu được khô cằn có thể mọc được. Nhiều vùngrừng bị nhiễm chất độc quá nặng, cho đến nay, vẫn chưa có cây gì mọc lại.Cây rừng bị trụi lá và nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến động vật. Ðộngvật chết vì thiếu thức ăn, vì không có nơi trú ẩn, vì uống nước bị nhiễm độc.Những con sống sót phải di chuyển tới những nơi khác, cho dù điều kiệnsống ở những nơi mới đó không hoàn toàn thuận lợi cho chúng. Có thể nóirằng hệ sinh thái rừng mưa phong phú đã hoàn hoàn biến mất, thay vào đó làhệ sinh thái nghèo kiệt xơ xác. Những nơi rừng mọc lại, bụi lau, tre, nứa lànơi ẩn nấp tốt cho họ hàng nhà chuột. Thiên địch của chuột là cầy, cáo cònlại rất ít, hơn nữa sức sinh sản của chúng không thể so sánh được với sứcsinh sản của chuột. Kết quả những nơi đó chuột chiếm ưu thế. Tóm lại, chấtdiệt cỏ làm mất cân bằng sinh thái môi trường.Hệ thống rừng ngập mặn ở miền Nam, đặc biệt là rừng Sát (ở phía Ðông Bắcthành phố Hồ Chí Minh) và rừng ở huyện Năm Căn (Minh Hải) bị phá huỷnặng nề. Nguồn cung cấp gỗ cho người không còn, động vật không có nơisinh sống, vai trò to lớn của rừng ngập mặn trong giữ đất, lấn biển bị giảmsút.Chất diệt cỏ còn tác động rất xấu đến con người. Nhân dân sống trong vùngbị rải chất diệt cỏ thiếu ăn vì mùa màng, cây cối bị phá huỷ. Nhiều dânthường, bộ đội sống trong vùng bị rải chất độc hoá học đã bị mắc các bệnhhiểm nghèo, đặc biệt là ung thư. Nhiều phụ nữ bị sảy thai, đẻ non. Nguyhiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời sau, con cáicủa những người bị nhiễm chất độc hoá học, mặc dù sinh ra sau chiến tranh,thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc các bệnh hiểm nghèo như câm,mù, điếc, tâm thần... hoặc có hình hài dị dạng. Sự tồn tại của hàng loạt cáctrẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựuchiến binh có bố hoặc mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm chấtđộc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn không chỉ riêngcho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội. Ngay nay, Nhà nước, nhândân Việt Nam cùng nhiều tổ chức tiến bộ trên thế giới đã có những đồngcảm, quan tâm giúp đỡ nhất định đối với các em bé bị dị tật bất hạnh này.Tuy nhiên, có thể nói là đã quá muộn.Nói tóm lại, hậu quả của việc sử dụng chất độc màu da cam trong chiếntranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam là to lón, lâu dài, phức tạp, chưa đượcnghiên cứu đầy đủ và chưa có cách nào khắc phục được hoàn toàn nhanhchóng. ...