Thông tin tài liệu:
Chất hữu cơ và mùn trong đất Việt NamNước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, thực vật phong phú và tươi tốt quanh năm, lượng chất hữu cơ được tạo ra trên một vị diện tích hàng năm rất lớn, tàn tích sinh vật để lại cho đất rất khác nhau giữa các đất hoang, đất trồng trọt và đất rừng. Quá trình mùn hoá thực hiện với tốc độ nhanh, song quá trình khoáng hoá cũng rất mạnh mẽ dẫn đến chất hữu cơ nói chung, mùn nói riêng bị phân giải nhanh chóng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất hữu cơ và mùn trong đất Chất hữu cơ và mùn trong đất Việt NamNước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệtđới ẩm, thực vật phong phú và tươi tốtquanh năm, lượng chất hữu cơ đượctạo ra trên một vị diện tích hàng năm rấtlớn, tàn tích sinh vật để lại cho đất rấtkhác nhau giữa các đất hoang, đất trồngtrọt và đất rừng. Quá trình mùn hoáthực hiện với tốc độ nhanh, song quátrình khoáng hoá cũng rất mạnh mẽ dẫnđến chất hữu cơ nói chung, mùn nóiriêng bị phân giải nhanh chóng. Thêmvào đó, các quá trình feralit, quá trìnhxói mòn, rửa trôi và việc sử dụng đấtkhông hợp lý ở một số nơi đã ảnhhưởng rất lớn tới số lượng cũng nhưchất lượng hữu cơ và mùn trong đất.* Về số lượngHàm lượng hữu cơ và mùn biến độngrất lớn giữa các loại đất, nhìn chung cácloại đất nông nghiệp có hàm lượng hữucơ và mùn không cao. Theo Thái Phiên(2000), đa số đất đồi núi của nước ta cóhàm lượng chất hữu cơ từ 1 - 2%, cókhoảng 20% diện tích đất có hàm lượngchất hữu cơ < 1%. Ðất có hàm lượngchất hữu cơ và mùn cao nhất là các đấttrên núi cao, quanh năm mây mù chephủ, hoặc đất lầy thụt quanh năm ngậpnước, các đất này có hàm lượng OM >=6%. Ðất nghèo chất hữu cơ nhất là cácđất cát hoặc đất bạc màu, các đất nàycó OM=< 1%.* Về chất lượng+ Nhiều nghiên cứu đều thống nhất làđất mùn trên núi, đất lầy thụt có lượnghữu cơ tổng số cao nhưng lại chứanhiều mùn thô. Trong thành phần củahợp chất mùn thì tỷ lệ nhóm humin caohơn nhiều so với tỷ lệ axit humic và axitfulvic.+ Tỷ lệ giữa cacbon của axit humic vàcacbon của axit fulvic trong hầu hết cácloại đất đều < 1, nghĩa là lượng axitfulvic cao hơn hẳn lượng axit humic.Nguyên nhân của đặc điểm này có thểdo trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao,hàm lượng bazơ thấp đã hạn chế việctạo thành axit humic. Ðiều này cũng giảithích đất feralit vùng đồi núi thấp là nơicó tỷ lệC.a.h/C.a.f thấp nhất, còn cácđất miền núi cao do khí hậu ôn hoà nêntỷ số này được nâng lên. Ðất lúa phù sado canh tác bón phân nhiều nên axithumic có điều kiện hình thành nhiềuhơn. Ðặc biệt đất macgalit-feralit có axithumic lại nhiều hơn axit fulvic vì hàmlượng bazơ ở đây cao.+ Nhiều nghiên cứu cũng thấy rằng cácaxit humic của đất Việt Nam hầu hếtthuộc nhóm axit humic di động và rấtgần với axit fulvic vì nhân thơm củachúng thể hiện kém, đó cũng là đặcđiểm chung của đất nhiệt đới (Zonn, LýKhánh Quỳ, Nhiễu Chí Viên, Tiurin,Fritland). Theo chiều sâu phẫu diện đất,càng xuống sâu, đất càng chứa ít bazơhơn, nên axit humic hình thành càng ít.+ Tỷ số C/N của mùn trong đất ViệtNam dao động từ 7,5 - 23,0. Tỷ lệ nàycàng cao mùn đất càng thô.