Danh mục

Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 330.78 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp. Nghiên cứu tiến hành phân tích trên các bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại phòng khám nội tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2013 đến 03/2014, sử dụng bộ câu hỏi SF-36.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP Trần Công Duy*, Châu Ngọc Hoa* TÓMTẮT Mở đầu: Tăng huyết áp (THA) là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng không những vì tần suất mắc bệnh cao mà còn do ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh. Mục tiêu: Khảo sát CLCS ở bệnh nhân THA. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích trên các bệnh nhân THA đang điều trị tại phòng khám Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2013 đến 03/2014, sử dụng bộ câu hỏi SF-36. Kết quả: Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe thể chất bao gồm hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn và sức khỏe tổng quát lần lượt là:68,3; 57,2; 57,1 và 37,2. Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe tinh thần bao gồm cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý và tinh thần tổng quát lần lượt là 55,5; 57,5; 58,7 và 48,8. Các yếu tố có liên quan với CLCS của bệnh nhân THA trong phân tích đa biến là tuổi, nghề nghiệp, bảo hiểm y tế, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, đái tháo đường, suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não và bệnh động mạch chi dưới. Kết luận: Điểm số CLCS của bệnh nhân THA đều thấp ở tất cả lĩnh vực sức khỏe. Do đó, cần quan tâm các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS khi điều trị bệnh nhân THA. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, tăng huyết áp, SF-36. ABSTRACT HEALTH-RELATED QUALITY OF LIFE AMONG HYPERTENSIVE PATIENTS Tran Cong Duy, Chau Ngoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 6 - 11 Background:Hypertension is one of public health issuses because of not only high prevalence, but also its effect on patients’ health-related quality of life (HRQOL). Objectives: To survey the HRQOL among hypertensive patients. Methods:Across-sectional study was carried out from October 2013 to March 2014 to investigate treated hypertensive patients at the Cardiovascular Clinic, Cho Ray Hospital by using SF-36 questionaire. Results: The mean scores of 4 physical health domains including physical functioning, role physical, bodily pain and general health were 68.3; 57.2; 57.1 and 37.2, respectively. The mean scores of 4 mental health domains including vitality, social functioning, role emotional and mental health were 55.5; 57.5; 58.7 and 48.8, respectively. In multivariate analysis, factors associated with HRQOL among hypertensive patients were age, occupation, health insurance, marital status, education level, diabetes mellitus, heart failure, coronary heart disease, stroke, transient ischemic attack and lower extremity artery disease. Conclusions: Hypertensives had low HRQOL scores in all domains. Factors affecting their HRQOL should be taken into account when treating them. Key words:Health-related quality of life, hypertension, SF-36. khỏe cộng đồng cần được quan tâm không MỞĐẦU những vì tần suất mắc bệnh cao mà còn do THA là một trong những vấn đề của sức * Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Công Duy ĐT: 0987276297 6 Email: dr.trancongduy@gmail.com Chuyên Đề Nội Khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 những ảnh hưởng của bệnh đối với CLCS của người bệnh. Việc điều trị không đơn thuần là hạ trị số huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu, làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, phòng ngừa và điều trị các tổn thương cơ quan đích mà còn là cải thiện CLCS của bệnh nhân THA. Tuy mới xuất hiện vài thập kỷ gần đây nhưng vấn đề CLCS đã và đang thu hút nhiều chú ý của y giới. Bộ câu hỏi đánh giá CLCS SF-36 là một công cụ tốt để đánh giá CLCS của bệnh nhân THA, đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. SF-36 gồm 36 câu hỏi đo lường 8 lĩnh vực sức khỏe, được chia thành 2 thành phần: sức khỏe thể chất (SKTC) và sức khỏe tinh thần (SKTT)(13,14). SKTC gồm các lĩnh vực hoạt động chức năng (HĐCN), giới hạn chức năng (GHCN), cảm nhận đau đớn (CNĐĐ) và sức khỏe tổng quát (SKTQ). SKTT gồm các lĩnh vực hoạt động xã hội (HĐXH), giới hạn tâm lý (GHTL), cảm nhận sức sống (CNSS) và tinh thần tổng quát (TTTQ). Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi ghi nhận chưa có nghiên cứu nào trong nước về CLCS của bệnh nhân THA bằng bộ câu hỏi SF36. Mục tiêu Khảo sát CLCS ở bệnh nhân THA với 2 mục tiêu chuyên biệt: Tính điểm số CLCS của 8 lĩnh vực sức khỏe theo bộ câu hỏi SF-36 ở bệnh nhân THA Nghiên cứu Y học Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân nam hoặc nữ, ≥ 18 tuổi Đã được chẩn đoán và đang điều trị THA Đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Phụ nữ mang thai Đang mắc các bệnh cấp tính nặng: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, suy thận cấp, viêm phổi nặng … Bệnh nhân không hợp tác được: bất đồng ngôn ngữ, giảm thính lực, bệnh lý tâm thần… Cở mẫu n = Z21-α/2 .p . (1-p) / d2 Z: tham số lấy từ bảng phân bố chuẩn; α: xác suất sai lầm loại I, chọn α = 0,05 nên Z = 1,96 d: sai số cho phép; d=0,05 p: tỷ lệ THA theo tác giả Phạm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: