Danh mục

Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 491.33 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư được xem là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả điều trị. Bài viết trình bày đánh giá chất lượng cuộc sống và xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark năm 2022-2023.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 66/2023 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK Trần Trung Kiên1*, Lê Thanh Vũ2 1. Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark 2. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ * Email: drtrungkien195@gmail.com Ngày nhận bài: 01/8/2023 Ngày phản biện: 28/10/2023 Ngày duyệt đăng: 03/11/2023 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư được xem là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả điều trị. Đánh giá chất lượng cuộc sống không chỉ giúp ích cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư mà từ đó Ban lãnh đạo và các khoa phòng có các chính sách, tổ chức hoàn thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá chất lượng cuộc sống và xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 154 bệnh nhân ung thư đang điều trị tại khoa Ung bướu Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023. Chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa vào thang đo chất lượng cuộc sống phiên bản 3.0 của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (EORTC QLQ-30). Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống sức khỏe tổng quát là 55,6 ± 23,9. Điểm trung bình lĩnh vực chức năng, lĩnh vực triệu chứng và khó khăn tài chính lần lượt là 61,3 ± 29,9; 40,1 ± 24,4 và 45,8 ± 19,3. Nhóm tuổi >60 có điểm chất lượng cuộc sống thấp nhất là 47,5 (p TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 66/2023 of life (QoL) was 55.6 ± 23.9. The mean quality of life scores for, function, symptoms, difficult economic were 61.3 ± 29,9, and 40.1 ± 24.4 and 45.8 ± 19.3. The overall mean score of quality of life were lowest in group >60 (p TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 66/2023 - Các biến số nghiên cứu: Điểm chất lượng cuộc sống được dụng bộ câu hỏi về chất lượng cuộc sống của Tổ chức nghiên cứu và điều trị Ung thư châu Âu (EORTC QLQ-C30) phiên bản tiếng Việt. Bộ câu hỏi này có 30 câu hỏi, bao gồm các lĩnh vực: sức khỏe tổng quát, lĩnh vực chức năng, lĩnh vực triệu chứng và khó khăn tài chính. Từ câu hỏi số 1 – 28 được đo theo thang điểm 1-4 tương ứng: không có, ít, nhiều và rất nhiều; câu 29-30 được đo theo thang Likert có từ 1-7 mức từ “rất kém” đến “tuyệt hảo” quy đổi tuyến tính theo thang điểm 100 theo hướng dẫn của Tổ chức nghiên cứu và điều trị Ung thư châu Âu. Điểm thô Raw Score (RS) là trung bình điểm của các câu hỏi cùng vấn đề: RS = (I1 + I2 + … + In)/n. Điểm chuẩn hóa Score (S) là điểm thô được quy đổi sang thang điểm 100: Điểm lĩnh vực sức khỏe tổng quát: S = [(RS - 1)/6] x 100; Điểm lĩnh vực chức năng: S = [1 - (RS - 1)/3] x 100; Điểm lĩnh vực triệu chứng và khó khăn về tài chính: S = [(RS - 1)/3] x 100. Điểm CLCS là trung bình cộng của tất cả các lĩnh vực trên thang điểm 100. Điểm càng cao CLCS càng tốt [3], [4]. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư, bao gồm: đặc điểm về kinh tế - văn hoá - xã hội và tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. - Xử lý số liệu: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Thống kê mô tả tần số, phần tram được sử dụng để mô tả các biến số. Kiểm định cho 2 trung bình, ANOVA, t- test được sử dụng để kiểm định mối liên quan giữa đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của người bệnh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh Bảng 1. Đặc điểm chung của người bệnh(n=154) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ(%) 16-30 tuổi 6 3,9 Nhóm tuổi 30-45 tuổi 30 19,5 45-60 tuổi 53 34,4 > 60 tuổi 65 42,2 Trung bình 56,65 ± 13,14 Giới tính Nam 73 47,4 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: