Chất lượng lao động Việt Nam – Một số vấn đề bất cập hiện nay
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 99.36 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, lực lượng lao động đông đảo của nước ta, bên cạnh những thế mạnh đang phát huy, cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, trở thành lực cản đối với việc giải quyết việc làm và hội nhập vào thị trường lao động thế giới, đặc biệt là vấn đề chất lượng của nguồn lao động. Bài báo này bước đầu phân tích một số hạn chế về chất lượng lao động Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng lao động Việt Nam – Một số vấn đề bất cập hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 113-119 CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẤT CẬP HIỆN NAY Tô Thị Hồng Nhung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: violet-blueocean@yahoo.com Tóm tắt. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam khi bắt đầu bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là về chất lượng trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi cao về mọi mặt. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, chất lượng và cơ cấu đào tạo còn nhiều bất cập, năng suất lao động chưa cao, cùng với các yếu tố hạn chế về thể lực, trí lực, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật đang là những thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Thị trường lao động, chất lượng lao động, lực lượng lao động, bất cập. 1. Mở đầu Lực lượng lao động là nhân tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của bất cứ một quốc gia, một lãnh thổ hay một địa phương nào đó. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển và đông dân, vấn đề lao động – sử dụng lao động lại càng có ý nghĩa quan trọng. Nhà nước cũng đã có nhiều chương trình, chính sách, nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, trình độ của người lao động nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào của đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, lực lượng lao động đông đảo của nước ta, bên cạnh những thế mạnh đang phát huy, cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, trở thành lực cản đối với việc giải quyết việc làm và hội nhập vào thị trường lao động thế giới, đặc biệt là vấn đề chất lượng của nguồn lao động. Bài báo này bước đầu phân tích một số hạn chế về chất lượng lao động Việt Nam trong tình hình hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vài nét về thực trạng nguồn lao động Việt Nam hiện nay 2.1.1. Nguồn lao động dồi dào Việt Nam có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng lao động trong độ tuổi khá dồi dào. Năm 2009, dân số Việt Nam có khoảng 86,02 triệu 113 Tô Thị Hồng Nhung người (đứng thứ 13 thế giới, thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines). Tỉ lệ gia tăng dân số là 1,06% và đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ). 10 năm trở lại đây là những năm tỉ lệ tăng dân số đạt mức thấp nhất trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số mặc dù đã chậm lại nhưng do quy mô dân số đông nên mỗi năm vẫn tăng thêm trên 1 triệu người. Dân số trong độ tuổi lao động vì vậy cũng tăng khá nhanh: từ 33,9 triệu người năm 1989 lên khoảng 56,87 triệu năm 2009, chiếm 66% dân số cả nước. Như vậy, hiện tại Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số “vàng”. Đây là một thời cơ để khai thác lực lượng lao động phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Với tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp nhất từ trước tới nay, Việt Nam sẽ có lợi thế nhân khẩu học tốt nhất: một lực lượng lao động đông đảo và dồi dào. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2009, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên là trên 49,32 triệu người. Điều tra cho thấy, hơn 3/4 dân số nước ta từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động (khoảng 76,5% năm 2009). Đây là một tỉ lệ cao so với nhiều nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới. Tính bình quân trong giai đoạn 1999 - 2009, mỗi năm có thêm khoảng gần 1,5 triệu người tham gia vào thị trường lao động, với tốc độ tăng lao động là 2,49%/năm. 2.1.2. Chất lượng nguồn lao động Việt Nam đang từng bước được cải thiện Trước hết, về trình độ học vấn, Việt Nam có ưu thế là trình độ học vấn của người lao động khá cao. tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 90,3% năm 1999 lên 94% năm 2009, cao hơn đáng kể so với mức bình quân của thế giới (khoảng 82%). Về cơ bản, Việt Nam đã phổ cập tiểu học và Trung học cơ sở. Đến tháng 6/2010, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã hoàn thành phổ cập THCS. Hàng năm, hầu hết học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đều tiếp tục vào học THCS, tỉ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15 – 18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt 87,2%. Thành quả đạt được về phổ cập giáo dục THCS đã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Năm 2009, trong số gần 19,2 triệu người đang đi học có 87,5% đang theo học các bậc phổ thông, 2,8% đang theo học nghề, 3,2% đang theo học cao đẳng và 6,6% đã theo học đại học trở lên [3]. Lực lượng lao động có trình độ văn hóa có xu hướng tăng và lực lượng lao động không có trình độ văn hó ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng lao động Việt Nam – Một số vấn đề bất cập hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 113-119 CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẤT CẬP HIỆN NAY Tô Thị Hồng Nhung Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: violet-blueocean@yahoo.com Tóm tắt. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam khi bắt đầu bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là về chất lượng trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi cao về mọi mặt. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, chất lượng và cơ cấu đào tạo còn nhiều bất cập, năng suất lao động chưa cao, cùng với các yếu tố hạn chế về thể lực, trí lực, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật đang là những thách thức đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Thị trường lao động, chất lượng lao động, lực lượng lao động, bất cập. 1. Mở đầu Lực lượng lao động là nhân tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của bất cứ một quốc gia, một lãnh thổ hay một địa phương nào đó. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển và đông dân, vấn đề lao động – sử dụng lao động lại càng có ý nghĩa quan trọng. Nhà nước cũng đã có nhiều chương trình, chính sách, nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, trình độ của người lao động nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào của đất nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, lực lượng lao động đông đảo của nước ta, bên cạnh những thế mạnh đang phát huy, cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, trở thành lực cản đối với việc giải quyết việc làm và hội nhập vào thị trường lao động thế giới, đặc biệt là vấn đề chất lượng của nguồn lao động. Bài báo này bước đầu phân tích một số hạn chế về chất lượng lao động Việt Nam trong tình hình hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vài nét về thực trạng nguồn lao động Việt Nam hiện nay 2.1.1. Nguồn lao động dồi dào Việt Nam có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng lao động trong độ tuổi khá dồi dào. Năm 2009, dân số Việt Nam có khoảng 86,02 triệu 113 Tô Thị Hồng Nhung người (đứng thứ 13 thế giới, thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines). Tỉ lệ gia tăng dân số là 1,06% và đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ). 10 năm trở lại đây là những năm tỉ lệ tăng dân số đạt mức thấp nhất trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số mặc dù đã chậm lại nhưng do quy mô dân số đông nên mỗi năm vẫn tăng thêm trên 1 triệu người. Dân số trong độ tuổi lao động vì vậy cũng tăng khá nhanh: từ 33,9 triệu người năm 1989 lên khoảng 56,87 triệu năm 2009, chiếm 66% dân số cả nước. Như vậy, hiện tại Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số “vàng”. Đây là một thời cơ để khai thác lực lượng lao động phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Với tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp nhất từ trước tới nay, Việt Nam sẽ có lợi thế nhân khẩu học tốt nhất: một lực lượng lao động đông đảo và dồi dào. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2009, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên là trên 49,32 triệu người. Điều tra cho thấy, hơn 3/4 dân số nước ta từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động (khoảng 76,5% năm 2009). Đây là một tỉ lệ cao so với nhiều nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới. Tính bình quân trong giai đoạn 1999 - 2009, mỗi năm có thêm khoảng gần 1,5 triệu người tham gia vào thị trường lao động, với tốc độ tăng lao động là 2,49%/năm. 2.1.2. Chất lượng nguồn lao động Việt Nam đang từng bước được cải thiện Trước hết, về trình độ học vấn, Việt Nam có ưu thế là trình độ học vấn của người lao động khá cao. tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 90,3% năm 1999 lên 94% năm 2009, cao hơn đáng kể so với mức bình quân của thế giới (khoảng 82%). Về cơ bản, Việt Nam đã phổ cập tiểu học và Trung học cơ sở. Đến tháng 6/2010, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã hoàn thành phổ cập THCS. Hàng năm, hầu hết học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đều tiếp tục vào học THCS, tỉ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15 – 18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt 87,2%. Thành quả đạt được về phổ cập giáo dục THCS đã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Năm 2009, trong số gần 19,2 triệu người đang đi học có 87,5% đang theo học các bậc phổ thông, 2,8% đang theo học nghề, 3,2% đang theo học cao đẳng và 6,6% đã theo học đại học trở lên [3]. Lực lượng lao động có trình độ văn hóa có xu hướng tăng và lực lượng lao động không có trình độ văn hó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thị trường lao động Chất lượng lao động Lực lượng lao động Nguồn lao động Cơ cấu đào tạo lao động Tác phong công nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 555 0 0 -
Xuất khẩu lao động ở Nghệ An và những vấn đề đặt ra
4 trang 534 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDKT-PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
5 trang 354 0 0 -
44 trang 303 0 0
-
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 2 - TS. Vũ Kim Dung
117 trang 228 0 0 -
Việc làm - Thực trạng và những vấn đề bất cập ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
14 trang 171 0 0 -
Bài tiểu luận môn Thị trường lao động: Thị trường lao động thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2010-2015
35 trang 157 0 0 -
19 trang 136 0 0
-
26 trang 134 0 0