Danh mục

Chất lượng nhân lực và hiện trạng đào tạo nghề quản trị khách sạn tại Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 277.80 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chất lượng nhân lực và hiện trạng đào tạo nghề quản trị khách sạn tại Việt Nam" đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhân lực khách sạn trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện, đặc biệt là nhân lực quản trị khách sạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng nhân lực và hiện trạng đào tạo nghề quản trị khách sạn tại Việt Nam CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TẠI VIỆT NAM Đỗ Hồng Xoan Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam Những năm qua, cùng với sự tăng trưởng, phát triển lượng khách du lịchquốc tế và nội địa thì cơ sở dịch vụ du lịch, trong đó có hệ thống cơ sở lưu trú dulịch cũng phát triển nhanh. Số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của hệ thống cơ sở lưu trú dulịch trong những năm gần đây khá cao. Nếu năm 2010, cả nước mới chỉ có 12.000cơ sở lưu trú du lịch với 235.000 buồng, thì đến hết năm 2019, toàn ngành đã có30.000 cơ sở lưu trú với 650.000 buồng (tăng 2,5 lần số lượng cơ sở và tăng 2,6lần về số lượng buồng so với năm 2010); trong đó có 183 khách sạn 5 sao với60.506 buồng, 308 khách sạn 4 sao với 40.924 buồng. Loại hình cơ sở lưu trú du lịch cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn.Ngoài khách sạn thành phố (hotel) và nhà nghỉ du lịch (guest house) là hai loạihình cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu, đã phát triển nhiều loại hình lưu trú du lịchkhác như khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ du lịch (tourist apartement), biệtthự du lịch (tourist villa), nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) ởnhững địa điểm phù hợp. Đồng thời đã có những loại hình cơ sở lưu trú đặc thù ởmột số địa phương như tàu thủy lưu trú du lịch (tourist cruise); hostel; hostelcontainer… Trong vòng mười năm trở lại đây, đã xuất hiện nhiều cơ sở lưu trú du lịchcó quy mô lớn với chất lượng cao và từng bước hình thành chuỗi khách sạn mangthương hiệu Việt của các nhà đầu tư trong nước bên cạnh chuỗi khách sạn của cácnhà đầu tư, quản lý nước ngoài. Về cơ bản, các cơ sở lưu trú du lịch có thứ hạng 4 sao, 5 sao có cơ sở vật chất,trang thiết bị tiện nghi hiện đại, dịch vụ phong phú, được điều hành bởi các nhà quảnlý chuyên nghiệp, có chiến lược kinh doanh, quảng bá tiếp thị bài bản, chú trọng đàotạo bồi dưỡng nguồn nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề, ngoại ngữvà giao tiếp nên đạt được chuẩn mực quốc tế, vì vậy, những năm qua, hệ thống cơ sởlưu trú du lịch đã đáp ứng tốt nhu cầu ăn nghỉ của khách cao cấp, phục vụ thành côngnhững sự kiện trọng đại của quốc tế và quốc gia. Cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam đã từng bước khẳng định uy tín, tạo dựngđược thương hiệu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế thôngqua việc nỗ lực đầu tư hoặc liên doanh liên kết với các nhà đầu tư có tiềm lực tài Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội 35chính để xây dựng cơ sở lưu trú có đẳng cấp; phát triển mạng lưới chuỗi kháchsạn trong cùng tập đoàn; thuê và tuyển dụng đội ngũ quản lý giỏi, chuyên nghiệp,quan tâm bồi dưỡng đội ngũ nhân viên phục vụ; mở rộng và nâng cao chất lượngdịch vụ phục vụ nhu cầu đa dạng của khách; xây dựng chiến lược kinh doanh hiệuquả, quảng bá xúc tiến phù hợp... Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch vớihàng loạt các khách sạn cao cấp ra đời trong thời gian gần đây đã góp phần đápứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách và góp phần nâng cao khả năng cạnhtranh của du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để tạo nên thành công đó có sự góp phần quan trọng của nhân lực kháchsạn với đội ngũ lãnh đạo điều hành, quản lý/giám sát các bộ phận và nhân viênphục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 800.000 người (trong đó ướckhoảng 180.000 người là quản lý/giám sát các bộ phận trong khách sạn). Chấtlượng nguồn nhân lực, chất lượng phục vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch đã từngbước được nâng cao do (1) mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch ở Việt Nam ngày càngphát triển, (2) công tác đào tạo, bồi dưỡng được các cơ quan chức năng quan tâm(3) và việc tiếp cận với công nghệ quản lý tiên tiến và kỹ năng phục vụ chuyênnghiệp của các tập đoàn quản lý khách sạn nổi tiếng trên thế giới có mặt tại ViệtNam từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, nguồn nhân lực khách sạnvẫn có có một số hạn chế sau: Nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ phát triển chưatương xứng với tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, chưa đáp ứngđược yêu cầu thực tế, nhân lực còn thiếu và yếu từ cán bộ quản lý các cấp đếnnhân viên phục vụ (yếu về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, giao tiếp). Lực lượng lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao, ngoại ngữ giỏi (cả trongquản lý và phục vụ) còn rất thiếu so với yêu cầu nên thường xảy ra tình trạng cạnhtranh, giành giật lao động có trình độ và kinh nghiệm (đặc biệt là cấp giám sát,quản lý bộ phận) giữa các cơ sở lưu trú du lịch trong cùng tỉnh, thành phố hoặcgiữa các tỉnh, thành phố trong cả nước. Một số cơ sở lưu trú du lịch chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng củađội ngũ nhân viên phục vụ. Nhiều trường hợp xây xong cơ sở vật chất mới tuyểnnhân viên và không quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nên chất lượng phục vụ chưađảm bảo. Hiện tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên và tỷ lệ laođộng được đào tạo đúng về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Chỉ có khoảng60% tổng số lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch được đào tạo qua các trường Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội 36lớp nghiệp vụ về khách sạn từ sơ cấp trở lên, còn lại là chưa được đào tạo hoặcđào tạo tại chỗ. Sự phân bổ nhân lực có chuyên môn, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: