Danh mục

Chất lượng thông tin báo cáo tài chính: Nghiên cứu với ngành nguyên vật liệu tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 845.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Áp dụng mô hình M-score được nghiên cứu bởi Beneish (1999), nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình định lượng nhằm đánh giá chất lượng thông tin tài chính doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng thông tin báo cáo tài chính: Nghiên cứu với ngành nguyên vật liệu tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU VỚI NGÀNH NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Thanh ThS. Hoàng Khánh1 Tóm tắt Quá trình hội nhập thị trường tài chính quốc tế luôn kèm theo những yêu cầu rất khắt khe, đặc biệt về chất lượng thông tin tài chính. Đây là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra, yêu cầu từng doanh nghiệp tham gia vào thị trường phải luôn bảo đảm tính tin cậy và minh bạch thông tin tài chính được công bố. Áp dụng mô hình M-score được nghiên cứu bởi Beneish (1999), nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình định lượng nhằm đánh giá chất lượng thông tin tài chính doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 74 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 tới năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy xác suất tồn tại sai phạm trong việc báo cáo các thông tin tài chính của doanh nghiệp có tương quan với các chỉ tiêu về lợi nhuận biên, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tổng dồn tích kế toán (accruals). Từ khóa: báo cáo tài chính, chất lượng thông tin, Beneish, M-score 1. Đặt vấn đề Báo cáo tài chính là công cụ để các công ty công bố tình hình sản xuất kinh doanh với những đối tượng quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng). Bởi vậy, báo cáo tài chính cần đảm bảo tính chính xác, minh bạch và phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp. Đó là một trong những yêu cầu bắt buộc của các doanh nghiệp trong nền kinh tế khi quá trình hội nhập khu vực và thế giới ngày càng trở thành một xu hướng mạnh mẽ. Tuy vậy, không phải lúc nào chất lượng thông tin của báo cáo tài chính cũng được đảm bảo. Lịch sử tài chính thế giới đã chứng kiến nhiều sự sụp đổ của những tập đoàn lớn từng có hành vi thao túng báo cáo tài chính như Enron (Hoa Kỳ), Worldcom (Hoa Kỳ) hay Vivendi (Pháp). Những vụ việc điển hình đó cho thấy minh bạch thông tin tài chính rất khó được bảo đảm ngay cả tại những quốc gia phát triển, nơi mà thông tin tài chính 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: hoangkhanh.neu@gmail.com 567 được kiểm soát rất chặt chẽ và gắt gao. Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có triển vọng tích cực, nhất là khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Các nhóm ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là: dệt may, da giầy, gỗ, khu công nghiệp2. Tuy nhiên, trong các điều kiện của TPP cũng nêu rõ, tham gia TPP đồng nghĩa với các doanh nghiệp trong nước chỉ được phép sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thuộc TPP để được hưởng thuế suất ưu đãi. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô nhỏ, vốn ít, nên việc đầu tư vào cung ứng nguyên vật liệu hiện tại chưa được quan tâm. Bởi vậy, trong tương lai gần, ngành nguyên vật liệu là ngành có tiềm năng, cần được quan tâm đầu tư phát triển. Để thu hút được nguồn đầu tư cho ngành này, tính minh bạch và trung thực của thông tin đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, cơ chế phát hiện và xử lý sai sót ở Việt Nam chưa được hoàn thiện. Vì vậy, vấn đề sai phạm báo cáo tài chính ngành nguyên vật liệu cần được quan tâm hơn nữa. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (BTC, 2012), “Sai sót trong báo cáo tài chính có thể phát sinh từ sai phạm hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa sai phạm và sai sót, cần xem xét hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không cố ý”. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 cũng định nghĩa: “Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp”3. Đối với nhà đầu tư, sai phạm báo cáo tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư và lợi tức đầu tư, gây thiệt hại cho nhà đầu tư khi hành vi sai phạm bị phát hiện. Bên cạnh đó, hiện tượng sai phạm tiếp diễn cũng làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường cũng như ảnh hưởng tới tính thanh khoản của thị trường cổ phiếu. Đối với các tổ chức tín dụng như ngân hàng, hành vi sai phạm báo cáo tài chính làm tăng khả năng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống các tổ chức chức tín dụng nói chung. Sai phạm báo cáo tài chính cũng có tác động xấu đối với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan. Sai phạm làm giảm số thuế phải nộp gây thất thoát thuế và làm giảm thu ngân sách, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và thịnh vượng của quốc gia. Đồng thời sai phạm đòi hỏi nhà nước và pháp luật cần có những quy định mới với mức độ can thiệp v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: