Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam trong xu thế hội nhập kế toán quốc tế: Cơ hội và thách thức
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam trong xu thế hội nhập kế toán quốc tế: Cơ hội và thách thức ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KẾ TOÁN QUỐC TẾ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC APPLICATION OF INTERNATIONAL STANDARD FINANCIAL REPORTS TO VIETNAM IN THE INTERNATIONAL TRADING OF INTERNATIONAL ACCOUNTING: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES TS. Hà Thị Thúy Vân Trường Đại học thương mại Tóm tắt Hiện nay, Bộ tài chính đang triển khai thực hiện Quyết định 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó việc phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải được triển khai để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành và nhiều lần điều chỉnh, cập nhập và thay thế. Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác lập và trình bày báo cáo tài chính. Hiện nay nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương đang tiến dần đến xu hướng hội tụ IFRS. Trong xu thế toàn cầu hoá về kế toán, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài tiến trình hội nhập với hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Bài viết này sẽ điểm lại quá trình hình thành và phát triển IFRS, xu hướng phát triển của IFRS và những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng IFRS tại Việt Nam. Từ khóa: Báo cáo tài chính, hội nhập, cơ hội, thách thức Abstract Currently, the Ministry of Finance is implementing Decision 480 / QD-TTg dated 03/18/2013 of The Prime Minister on approving the Accounting - Audit Strategies until 2020, Vision 2030 and the Resolution 35/NQ-CP of the Government dated 16.05.2016 related to supporting and development of enterprises by 2020. Accordingly, the developing and improving the legal framework of Financial Reporting standards in Vietnam is one of the key and urgent tasks needs to be developed to meet the economy’s requirements in the integration process. The system of international accounting standards includes the International Accounting Standards (IAS) and the international financial reporting system (IFRS) was issued, adjusted, updated and replaced by The International Accounting Standards Board. International accounting standards is an important condition ensuring companies and organizations around the world apply uniform accounting principles in preparing and 322 presenting financial statements. Today, many countries around the world such as USA, Japan and European countries, Asia-Pacific are approaching IFRS convergence trend. In the trend of globalization of accounting, Vietnam will not be outside of the integration process with the International financial reporting standards system. This article will review the process of formation and development of IFRS, the IFRS trends and the advantages and disadvantages when applying IFRS in Vietnam. Keywords: financial statements, integration, opportunity, challenge 1. Đặt vấn đề Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đòi hỏi các quốc gia phải sử dụng ngôn ngữ kế toán chung nhằm đảm bảo thông tin có thể so sánh trên phạm vi quốc tế. Đó cũng là quá trình hội nhập kế toán quốc tế đang diễn ra hiện nay cùng với sự phát triển của hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để thay thế dần cho các chuẩn mực kế toán quốc tế. Đặc biệt xu thế hội nhập kế toán diễn ra mạnh mẽ sau khi thỏa thuận Norwalk giữa Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế và Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ bắt đầu triển khai cho thấy có những thay đổi lớn của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong thời gian gần đây. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu và ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia nên nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Theo khảo sát của Baker & Barbu (2007) giai đoạn từ những năm 1960 đến 2004 có 214 bài báo đề cập đến quá trình hòa hợp kế toán quốc tế của 66 tạp chí. Các bài báo này tập trung vào những nội dung cơ bản như tranh luận về sự thống nhất trong kế toán, những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kế toán, so sánh chuẩn mực kế toán quốc gia với nhau và với chuẩn mực kế toán quốc tế, quá trình hòa hợp kế toán quốc tế... Trong đó, các nghiên cứu về hòa hợp kế toán bắt đầu phát triển từ năm 1973 sau khi Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế được thành lập. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 20, những nghiên cứu về việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế tại các quốc gia cụ thể mới được công bố nhiều, mặc dù tập trung vào một số quốc gia được quan tâm như Đức, Trung quốc, Nhật…Ngày nay, nhiều báo cáo và các nghiên cứu học thuật đã ủng hộ IFRS, cụ thể Daske và cộng sự (2013) chỉ ra rằng IFRS phù hợp với các quốc gia có thị trường vốn phát triển vì vậy nó phù hợp với các nhà đầu tư và giúp công khai tài chính được toàn diện và rõ ràng hơn so với chuẩn mực quốc gia. Tại Việt Nam, để đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang thiết lập hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán theo thông lệ các nước nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính, trong đó một bộ phận quan trọng là hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Trong giai đoạn 2001 - 2006, Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế và điều kiện thực tế Việt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo tài chính quốc tế Chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp Hệ thống chuẩn mực kế toán Chất lượng thông tin báo cáo tài chính Xu hướng phát triển của IFRSTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 752 21 0 -
2 trang 509 13 0
-
18 trang 457 0 0
-
11 trang 443 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 428 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 415 12 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 365 10 0 -
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 357 1 0 -
2 trang 343 13 0
-
3 trang 288 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0