Khi nói tới nghệ thuật tạo hình chúng thường nghĩ ngay tới yếu tố đầu tiên là đường nét, màu sắc, hình khối nhưng ít khi đề cập tới một yếu tố khác không kém phần quan trọng đó là Chất. Dù là hội họa, đồ họa hay điêu khắc thì tất cả các loại hình này đều cần phải có sự rung cảm về chất, sau đó các yếu tố tạo hình mới làm tôn cái chất đó lên. Chất vừa là một khái niệm cụ thể, vừa là một khái niệm trừu tượng. Cụ thể khi ta...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHẤT VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA CHẤT TRONG ĐỒ HỌA
CHẤT VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA
CHẤT TRONG ĐỒ HỌA
Khi nói tới nghệ thuật tạo hình chúng thường nghĩ ngay tới yếu tố đầu tiên là
đường nét, màu sắc, hình khối nhưng ít khi đề cập tới một yếu tố khác không
kém phần quan trọng đó là Chất. Dù là hội họa, đồ họa hay điêu khắc thì tất
cả các loại hình này đều cần phải có sự rung cảm về chất, sau đó các yếu tố
tạo hình mới làm tôn cái chất đó lên. Chất vừa là một khái niệm cụ thể, vừa
là một khái niệm trừu tượng. Cụ thể khi ta hiểu Chất là chất liệu, là cái hữu
hình, cái có thể sờ được, thấy được và trừu tượng khi chất là cảm giác về
chất, là chất cảm của sự vật, là cái vô hình.
Trong nghệ thuật đồ họa chất là một đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình và là
yếu tố chủ đạo trong cảm hứng sáng tác của người họa sỹ. Khi sáng tác mỗi
họa sỹ có một cách thể hiện riêng khi thì chú trọng yếu tố này, lúc thì thiên
về yếu tố kia để biểu lộ, tư tưởng, tình cảm của mình. Điều đó dẫn đến sự
khác nhau đặc trưng về cách nhìn nhận và cảm giác trước sự vật và hiện
tượng, làm nảy sinh những tư tưởng và phong cách riêng trong quá trình
sáng tác, đem lại sự phong phú cho mỗi tác phẩm và là khơi nguồn của
nhiều trường phái khác nhau trong việc hình thành tác phẩm. Những yếu tố
này tổ chức lại theo một kết cấu nào đó tạo nên một không gian đồ họa và
biểu hiện thông qua ba hiệu quả: tả chất, diễn chất và tạo chất.
Trong khuôn khổ bài viết này tác giả đề cập tới vấn đề Chất và sự biểu hiện
của Chất trong nghệ thuật đồ họa, tức là bao gồm cả Chất của chất liệu, là
cái tạo nên vật thể hay chính là những thuộc tính cơ bản của sự vật, cái làm
cho sự vật này khác với sự vật kia (material) và chất cảm hay là sự cảm nhận
về Chất của chất liệu (matière) một yếu tố không thể thiếu trong sáng tác và
cảm thụ nghệ thuật.
Chất trong không gian
Thông thường mọi thứ vật chất trong không gian đều có một hình thù nhất
định và thông qua hình thù và màu sắc đó, ta có thể biết được nó thuộc thể
chất gì. Chất rắn hay chất lỏng, chất thô hay chất mịn. Quá trình tự thân của
sự vật luôn biểu hiện ra vẻ bên ngoài như yếu tố nhận biết nhất định. Mỗi
chất đó được chúng ta cảm nhận thông qua thị giác, sự tinh tế của thị giác có
thể phát hiện rất nhiều trạng thái vật chất khác nhau, nó đưa cho ta những
thông tin chính xác về các loại chất của sự vật, đặc điểm bề mặt, các trạng
thái của nó, cũng như phân biệt vật này với vật khác. Không những thế ta
còn biết về trọng lượng, mùi vị hay hương sắc của sự vật đó. Đó là thứ cảm
giác đã được di truyền và tích tụ từ bao đời nên ta dễ dàng cảm nhận được
mọi thứ trong thiên nhiên cả về màu sắc và hình dạng, ngay khi không có sự
vật trước mắt ta cũng có thể hình dung ra được.
Chất trong nghệ thuật đồ họa
Chất trong tranh nói chung và trong nghệ thuật đồ họa nói riêng cũng xuất
phát từ chất của không gian tạo sự hấp dẫn, quyến rũ người họa sỹ, thôi thúc
họ phải cầm bút tái tạo lại những thứ chất đó lên mặt tranh bằng tất cả cảm
xúc và sự hiểu biết miễn sao cho người xem một cảm giác như thật về chất
trong thiên nhiên. Nếu chất trong thiên nhiên là thể chất, chất loại thì chất
trong nghệ thuật đồ họa lại khác, cũng lấy cảm hứng từ thiên nhiên tái tạo lại
các dạng vật chất ấy nhưng bằng chính sự uyển chuyển của ngôn ngữ đồ họa
đó là chấm, nét, mảng. Nếu như hội họa là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt
hai chiều một cách trực tiếp và mang tính độc bản thì đồ họa là nghệ thuật
tạo hình trên bề mặt hai chiều một cách gián tiếp thông qua kỹ thuật in và
mang tính nhân bản. Do vậy chất trong nghệ thuật đồ họa có phần không
phong phú bằng hội họa và không có sự va đập trực tiếp về mặt thị giác như
trong nghệ thuật hội họa song nó cũng đủ tạo nên những hiệu quả chất cảm
vô cùng phong phú khiến người xem không khỏi hứng thú đến ngưỡng mộ
khả năng tuyệt vời ấy được tạo nên bởi bàn tay, khối óc, tình cảm người
nghệ sỹ. Hiệu quả ấy không có gì khác là sự tái hiện chất bằng sự kết hợp
các tương quan màu sắc, sáng tối, đậm nhạt mà cụ thể trong đồ họa là tương
quan mật độ của chấm, nét và không phải hình thể là cái hấp dẫn, mà chính
là mật độ của chấm và nét tạo ra hình thể mới là sức hấp dẫn của hình thể.
Trong không gian, dưới tác dụng của ánh sáng, các vật thể hầu như đều có
màu. Màu sắc của chúng hết sức phong phú nên khi dùng màu để tả chất, ta
dễ dàng đạt được một hiệu quả như thực. Thậm chí các chất của màu sắc còn
có khả năng đánh lừa con mắt người xem. Nhưng đối với nghệ thuật đồ họa
mà ngôn ngữ chính của nó là đường nét thì điều đó không hẳn là như vậy.
Trong nghệ thuật tranh khắc thường chỉ có hai màu đen và trắng, còn các độ
trung gian được quyết định bởi chính mật độ của nét, nếu có dùng màu cũng
dùng rất hạn chế. Cho nên khi dùng đường nét để diễn tả chất, họa sỹ luôn
chú ý đến tính chất và cấu trúc của vật thể, tìm những đặc điểm chung nhất,
điển hình nhất của chúng hoặc sử dụng phương pháp tả chất khác có hiệu
quả cao tức là đặt chất nọ cạnh chất kia, nếu hai chất có cấu trúc và tính chất
đối lập chúng ...