Danh mục

Chế định chế độ chính trị trong Hiến Pháp Việt Nam – Phần 2

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.11 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan hệ của chế định chính trị với các chế định khác 3.1. Quan hệ chính trị/chế định chính trị - Bộ máy nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước Như đã trình bày ở các phần trên, chế định chế độ chính trị liên quan trực tiếp và mật thiết đến việc tổ chức bộ máy nhà nước và quyền lực nhà nước. Theo Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, “các quy định và nguyên tắc trong chương chế độ chính trị là cơ sở, nền tảng chính trị của các chương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế định chế độ chính trị trong Hiến Pháp Việt Nam – Phần 2 Chế định chế độ chính trị trong Hiến Pháp Việt Nam – Phần 2 3. Quan hệ của chế định chính trị với các chế định khác 3.1. Quan hệ chính trị/chế định chính trị - Bộ máy nhà nước, tổ chức bộ máy nh à nước Như đã trình bày ở các phần trên, chế định chế độ chính trị liên quan trực tiếp và mật thiết đến việc tổ chức bộ máy nhà nước và quyền lực nhà nước. Theo Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, “các quy định và nguyên tắc trong chương chế độ chính trị là cơ sở, nền tảng chính trị của các chương về Quốc hội, Chủ tịch n ước, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, To à án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.” Có thể nói cả 14 điều trong chương Chế độ chính trị của Hiến pháp 1992 đều có ảnh hưởng, dù ít hay nhiều, đến các các chương về bộ máy nhà nước (Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, To à án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân). Các quy định và nguyên tắc của chương Chế độ chính trị nêu ra định hướng, nguyên tắc về cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Điều 4 của Hiến pháp 1992 nêu ra nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Dù nguyên tắc này chỉ được quy định tại điều 4 của Hiến pháp, và không thể thấy rõ ràng sự phát triển của nguyên tắc này trong các chương về bộ máy nhà nước cũng như chưa có luật về Đảng, nhưng trên thực tế vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là rất lớn và không thể phủ nhận. Phần này của bài thuyết trình chủ yếu đề cập đến điều 2 và điều 6 trong mối liên hệ của nội dung của hai điều này đối với các chương liên quan đến bộ máy nhà nước vì chúng nêu lên 2 nguyên tắc lớn trong việc tổ chức bộ máy nhà nước và bản chất của Nhà nước Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 3.1.1 Nguyên tắc tập quyền XHCN: Điều 2, Hiến pháp 1992 quy định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân...” Điều này thể hiện ở việc tập trung quyền lực nhà nước vào Quốc hội,cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nắm cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều 83, chương Quốc hội, Hiến pháp 1992 quy định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam... Theo điều 83, Quốc hội có cả 3 quyền: lập pháp (quyền lập hiến, lập pháp), hành pháp (quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng,…), tư pháp và giám sát (toàn bộ các hoạt động của Nhà nước). Ngoài ra, cách thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội c òn được quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 được Quốc Hội thông qua ngày 25/12/2001. 3.1.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ: Điều 6 , Hiến pháp 1992 “Nhân dân sử dụng quyền lực nh à nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.” Như vậy để thực hiện quyền lực nhà nước, nhân dân thông qua đại diện là Quốc hội, và HĐND các cấp. Đây là những cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Nguyên tắc này được cụ thể hoá qua các điều trong chương về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân như điều 97, 98, 121, 122. Các điều này quy định cụ thể hơn về công việc đại diện cho các cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân và đại biểu quốc hội. Ngoài ra, nguyên tắc này còn được quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân. 3.1.3 Nhà nước pháp quyền XHCN Điều 2, Hiến pháp 1992 quy định “Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.” Như vậy, Nhà nước pháp quyền là một nguyên tắc hiến định. Ngoài ra, theo điều 2 của Hiến pháp 1992, sự tồn tại của ba loại quyền lực nh à nước, hành pháp, lập pháp và tư pháp, được ghi nhận. Dựa trên nguyên tắc hiến định về nhà nước pháp quyền và việc thừa nhận sự tồn tại của ba quyền hành pháp – lập pháp – tư pháp, một số điều của các chương Chính phủ, Toà án nhân dân, … đã được quy định theo hướng phù hợp với tính chất riêng của các nhánh quyền lực nhà nước (hành pháp và tư pháp). Ví dụ, điều 109 “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất …”, Điều 110 “Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội …” cho phép Chính phủ (hành pháp) có một sự độc lập nhất định giữa với Quốc hội để thực hiện các công việc hành pháp liên quan. Điều 110 cũng quy định “Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, …”quy định Chính phủ phù hợp với tính chất hành pháp: chính phủ mạnh và dám chịu trách nhiệm. Điều 130 “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc ...

Tài liệu được xem nhiều: