Thông tin tài liệu:
Khi nghiên cứu công tác tuyển dụng công chức ở các nước, chúng ta thấy
rằng bất cứ nước nào muốn có được một đội ngũ công chức thực sự có
năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước thì điều
quan trọng, cốt yếu là phải thực hiện tốt những kỳ thi để tuyển chọn. Ở
Nhật Bản, việc thi tuyển được thực hiện từ thời kỳ Minh Trị Duy Tân
(1986-1912)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế độ thi tuyển công chức ở Nhật Bản
Chế độ thi tuyển công chức ở Nhật Bản
Khi nghiên cứu công tác tuyển dụng công chức ở các nước, chúng ta thấy
rằng bất cứ nước nào muốn có được một đội ngũ công chức thực sự có
năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước thì điều
quan trọng, cốt yếu là phải thực hiện tốt những kỳ thi để tuyển chọn. Ở
Nhật Bản, việc thi tuyển được thực hiện từ thời kỳ Minh Trị Duy Tân
(1986-1912). Tuy nhiên qua mỗi thời kỳ, việc tổ chức thi tuyển ở Nhật
Bản được đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, người muốn vào làm công
chức phải qua kỳ thi khó khăn hơn, gắt gao hơn và mức độ cạnh tranh
càng gay gắt hơn. Nhà nước Nhật Bản nêu một yêu cầu nhất quán là khi
tuyển chọn một người vào làm bất cứ công việc gì cũng phải thực hiện
qua kỳ thi. Mục đích của việc thi tuyển là để chọn nhân tài, xoá bỏ chế độ
dùng tiền, dùng quyền để mua bán văn bằng, tước vị. Vì vậy, ở Nhật Bản
coi trọng tài năng thực tế chứ không nặng về bằng cấp.
1. Nguyên tắc của thi tuyển dụng: Nhật Bản nêu hai nguyên tắc cơ bản,
xuyên suốt trong quá trình tổ chức thi tuyển là: Phải đảm bảo nguyên tắc
công khai, công bằng, đối xử bình đẳng trong quá trình tổ chức; Nguyên
tắc căn cứ trên thành tích tức là kết quả phản ánh thực chất của người thi,
hoàn toàn loại bỏ yếu tố tình cảm trong khi thi.
2. Hoạt động phục vụ cho công tác tuyển mộ người thi: Công việc
này được chuẩn bị khá chu đáo để giúp người có nguyện vọng tham dự kỳ
thi hiểu được những việc cần làm: Kỳ thi phải được công bố công khai
trên công báo để mọi người có thể nắm được những nội dung, yêu cầu,
lịch trình và kế hoạch của kỳ thi; Phải tuyên truyền rộng rãi thông qua
hình thức áp phích, kèm theo các bản hướng dẫn thi tuyển; Phổ biến các
điều kiện cần thiết, lịch thi qua phương tiện thông tin đại chúng như đài,
báo, truyền hình…; Với đối tượng là sinh viên đại học, bộ phận chuẩn bị
còn tổ chức đến các trường để giải thích nghiệp vụ, toạ đàm với sinh viên
để hướng dẫn họ lựa chọn nơi xin thi phù hợp với khả năng, trình độ…
3. Nội dung và hình thức thi: Mục đích thi tuyển công chức của Nhật
Bản là để tuyển chọn người bằng cách kiểm chứng khả năng thực thi
công vụ. Vì vậy, nội dung thi tuyển phải thể hiện được những kiến thức
cơ bản, tổng hợp và cả phần chuyên môn cần biết. Hình thức thi: Thi viết
và thi vấn đáp cá nhân.
4. Tổ chức thi: Người được tuyển chọn vào công chức ở Nhật Bản, thực
chất là họ phải vượt qua 3 kỳ thi: Thi sơ tuyển; Thi kỳ 2; Thi vấn đáp tại
cơ quan mà người đó sẽ được nhận để làm việc. Như vậy, quy trình tổ
chức kỳ thi tuyển công chức vào làm việc ở cơ quan hành chính được thực
hiện như sau: Công bố trên công báo, phương tiện thông tin đại chúng;
Nhận đơn xin dự thi; Thi sơ tuyển; Thi kỳ 2 và thi vấn đáp.
5. Điều kiện người dự thi: Theo quy định hiện nay, tư cách người dự thi