Chế tài xử lý kết hôn giả tạo nhằm mục đích chuyển đổi quốc tịch Việt Nam sang quốc tịch Mỹ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chế tài xử lý kết hôn giả tạo nhằm mục đích chuyển đổi quốc tịch Việt Nam sang quốc tịch Mỹ CHẾ TÀI XỬ LÝ KẾT HÔN GIẢ TẠO NHẰM MỤC ĐÍCH CHUYỂN ĐỔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM SANG QUỐC TỊCH MỸ Nguyễn Thanh Tú Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Phương Nguyên TÓM TẮT Hiện nay có rất nhiều cách để nhập tịch Mỹ như: định cư theo diện việc làm, định cư theo diện đầu tư, bảo lãnh theo diện du học,… đặc biệt là bảo lãnh theo diện kết hôn. Hình thức bảo lãnh này là hình thức phổ biến nhất của Việt Nam để muốn qua Mỹ nhập cư hay chuyển đổi quốc tịch Việt Nam sang quốc tịch Mỹ. Nhưng nhiều người lại lợi dụng việc kết hôn để thực hiện những hành vi gian trá, vi phạm pháp luật. Đó là xây dựng nên cuộc hôn nhân giả vì điều kiện hiển nhiên để đi đến kết hôn là dựa trên tình cảm và sự tự nguyện của hai bên. Nhưng dựa vào yếu tố tình cảm để xác định lại là một kẽ hở. Và trên thực tế thì hành vi kết hôn giả ràn lan, thậm chí có cả các đường dây xuyên quốc gia tổ chức hành vi này và chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn đô là có một cuộc hôn nhân giả nhưng trên giấy tờ là thật để qua mắt cơ quan chức năng. Những cuộc hôn nhân này chỉ sau một vài năm sẽ kết thúc vì hai bên đã hoàn thành mục đích của mình. Hành vi gian lận như vậy được các cơ quan quản lý nhập cư Mỹ cũng như Việt Nam rất quan tâm. Nhưng vấn đề kết hôn giả hiện nay ngày càng phổ biến và tinh vi nên cần có những chế tài phù hợp để xử lý. Từ khóa: chế tài, định cư, kết hôn, kết hôn giả tạo, nhập tịch. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tại khoản 11 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”.[2] Nói một cách cụ thể hơn kết hôn giả tạo nhằm mục đích chuyển đổi quốc tịch Việt Nam sang quốc tích Mỹ là cuộc hôn nhân theo hợp đồng để hai bên đều đạt được mục đích khác nhau thay vì kết hôn trên cơ sở tình yêu hay kết hôn vì lý do xây dựng gia đình. Trước khi đăng ký kết hôn thì cặp vợ chồng này chưa hề chung sống hay hẹn hò gì với nhau, thậm chí chỉ gặp nhau một lần hoặc là chưa từng gặp nhau. Sau khi thỏa thuận thành công thì họ sẽ xây dựng các bằng chứng giả để làm bằng chứng nộp lên các viên chức chính phủ. Đến khi có giấy tờ đăng ký kết hôn được gửi lên cục Di trú Mỹ (USUC) cặp vợ chồng vẫn đảm bảo được cấp hôn thú tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, đó chỉ là về mặt hình thức, thủ tục để che đậy pháp luật chứ hai người hai người không có mối quan hệ tình cảm cũng như không muốn tiến tới hôn nhân và nhanh chóng ly hôn sau khi một bên đạt được mục đích của mình là chuyển đổi quốc tịch thành công và bên còn thì đạt được các điều kiện đưa 1795 ra trước đó. Nguyên nhân chung của vấn đề là nhiều nước trên thế giới, điển hình như Mỹ sẽ cấp quyền cho mọi công dân này cưới công dân sở tại ở nước họ và trên cơ sở hôn nhân thì công dân có nhân khẩu sở tại có thể bảo lãnh cho người thân trên cơ sở kết hôn để công dân đó có thể nhập cảnh, nhập hộ khẩu,... họ đã lợi dụng kẽ hở pháp luật này để tiến hành các cuộc hôn nhân giả tạo trên giấy tờ để thực hiện mục đích trái pháp luật. Tại Việt Nam, đối với nhiều người mà nói thì Mỹ được coi như là một vùng đất hứa, mang lại một cuộc sống mới cho bản thân và gia đình họ. Nên việc bảo lãnh qua Mỹ theo diện kết hôn là con đường nhanh chóng để hiện thực hóa ước mơ đổi đời. Việc tìm kiếm các dịch vụ kết hôn giả thông qua đường dây môi giới tràn lan trên các trang mạng xã hội. Bên môi giới sẽ cung cấp các gói dịch vụ rất đa dạng với giá từ 50.000 - 70.000 USD cho những người muốn dùng hôn nhân để nhập tịch Mỹ[8]. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew (trung tâm nghiên cứu về con người, các vấn đề xã hội, dư luận,...) năm 2011 có 40,4 triệu người nhập cư đang sinh sống tại Mỹ, trong đó có 11,5 triệu người nhập cư và cư trú bất hợp pháp. Người nhập cư bất hợp pháp Việt Nam khoảng 170 nghìn (chiếm 2%)[11] con số khoảng 170 nghìn người thì phần lớn là di dân bất hợp pháp và trong đó có việc kết hôn giả để xin visa định cư theo diện người thân bảo lãnh. Hầu hết thì hình thức kết hôn giả này là đều dựa trên một hợp đồng thỏa thuận ngầm nào đó và cùng với giá tiền cũng như các điều kiện để hai bên thỏa thuận với nhau, đến khi hai bên đều đạt được mục đích thì hai bên sẽ ly hôn và kết thúc hợp đồng thỏa thuận. Như đã đề cập việc kết hôn giả tạo sẽ được thỏa thuận theo lợi ích của hai bên. Một bên sẽ đáp ứng được nhu cầu là nhập tịch, chuyển đổi từ quốc tịch Việt Nam thành quốc tịch Mỹ. Bên còn lại cũng sẽ ra vô số điều kiện để khai thác từ hợp đồng hôn nhân này. Chẳng hạn như công dân Mỹ sẽ nhận một khoản tiền lên tới hàng chục nghìn đô la hoặc một số sẽ được bên “vợ/chồng hờ” của mình chi trả toàn bộ chi phí sinh hoạt hàng tháng trong quá trình chung sống để chờ cấp thẻ Xanh. Ví dụ trong vụ việc ngày 12/03/2020 Hai cư dân Thung lũng San Gabriel đã bị bắt với cáo buộc liên bang cáo buộc họ dàn dựng một âm mưu trong đó công dân Trung Quốc trả tới 60.000 đô la để kết hôn giả với công dân Mỹ với hy vọng có được tình trạng thường trú nhân hợp pháp - thường được gọi là nhận Thẻ xanh - cho phép họ cư trú hợp pháp tại Mỹ. Đơn tố cáo hình sự dẫn đến vụ bắt giữ nêu rõ cách thức dàn xếp các cuộc hôn nhân giả và những người tham gia được luyện tập để làm cho cuộc hôn nhân của họ trở nên hợp pháp. Cụ thể, những người môi giới đã tuyển dụng công dân Mỹ để kết hôn với công dân Trung Quốc, và sau đó họ nộp hồ sơ nhập cư cho Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS). Những người môi giới đã hướng dẫn các công dân Trung Quốc và công dân Mỹ về cách làm cho cuộc hôn nhân của họ có vẻ chân thật và vượt qua các cuộc phỏng vấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kết hôn giả tạo Chế tài xử lý kết hôn giả tạo Luật Hôn nhân và Gia đình Luật Hộ tịch Dịch vụ kết hôn giả đi MỹGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng dưới khía cạnh xã hội - pháp lý và những vấn đề đặt ra
7 trang 90 0 0 -
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hôn nhân và gia đình
97 trang 79 0 0 -
32 trang 45 0 0
-
Nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình
174 trang 41 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 6: Luật hôn nhân và gia đình
19 trang 40 0 0 -
Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Lê Minh Toàn
560 trang 37 0 0 -
46 trang 36 0 0
-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay
17 trang 36 0 0 -
Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13
40 trang 35 0 0 -
Bình đẳng hôn nhân theo tinh thần Phật giáo
10 trang 35 0 0 -
Nhận diện cơ quan có thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp
10 trang 34 0 0 -
Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
7 trang 33 0 0 -
cẩm nang pháp luật dành cho thanh niên
109 trang 30 0 0 -
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch năm 2022 (tỉnh Kon Tum)
71 trang 30 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật Hôn nhân và gia đình
97 trang 29 0 0 -
Bài giảng Luật hôn nhân và gia đình: Bài 6 - TS. Bùi Quang Xuân
25 trang 28 0 0 -
1 trang 27 0 0
-
Một số hạn chế của pháp luật hộ tịch và giải pháp hoàn thiện
8 trang 27 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
173 trang 25 0 0 -
Kiến thức pháp luật cho mọi gia đình
120 trang 25 0 0