Danh mục

Chếc nón lá

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 110.10 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một người Việt Nam xa xứ, là giáo sư đang giảng dạy ở Đại học Washington, Hoa Kỳ, đã có suy nghĩ rất hay về chiếc nón lá : “Tôi đã đi khắp bốn phương trời, đã thấy nhiều kiểu nón, kiểu mũ của nhiều đất nước và nhiều dân tộc thiểu số, nhưng chưa thấy chiếc nón nào gồm đủ các sắc thái bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam” (Nguyễn Thị Hoàng Tâm, Tạp chí Thế giới, số 2, tháng 11-1995). Đối với người dân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chếc nón lá Chếc nón lá Một người Việt Nam xa xứ, là giáo sư đang giảng dạy ở Đại học Washington,Hoa Kỳ, đã có suy nghĩ rất hay về chiếc nón lá : “Tôi đã đi khắp bốn phương trời, đãthấy nhiều kiểu nón, kiểu mũ của nhiều đất nước và nhiều dân tộc thiểu số, nhưngchưa thấy chiếc nón nào gồm đủ các sắc thái bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyêndáng, đơn sơ và thực tiễn như chiếc nón lá Việt Nam” (Nguyễn Thị Hoàng Tâm, Tạpchí Thế giới, số 2, tháng 11-1995). Đối với người dân Quảng Nam, nếu nón không làm bằng lá thì hai chữ nón vàmũ lại được dùng như nhau, chẳng hạn : nón rơm - mũ rơm, hay nón nỉ - mũ nỉ. Nón lá trông thật giản dị, nhưng để tạo nên chiếc nón lá thì thật công phu và tỉmỉ. Vật dụng làm nón gồm : lá, chỉ và khung nón. Lá thì lấy từ hai loại cây giống nhưcây lá kè, có sứa nhỏ, mọc ở những vùng đồi núi. Một loại có tên là lá tơi (tên chữ làdu quy diệp). Một loại khác là lá nón hay lá bồng (tên chữ là bồ quy diệp), mềm vàmỏng hơn. Người dân quê Quảng Nam ngày trước thường dùng hai loại lá tơi và lánón trên đây, tùy theo chất lá : lá non mềm và mỏng thì dùng làm nón ; còn lá già, dàyvà có gân cứng thì dùng làm tơi, gọi là áo tơi, tức là cái áo đi mưa ngày trước. Với loại lá non còn búp, chưa xòe ra hẳn, người ta phơi khô, nhưng không đểcho khô quá, rồi đem ủi cẩn thận. Người ta “ủi” bằng cách lấy giẻ nhúng nước, đemhơ trên lửa cho nóng trước khi chà nhẹ lên lá, để “ủi” cho lá thẳng và những đườnggân lá cũng bằng với mặt lá, đoạn đem treo lên từng chùm để giữ lá cho thẳng. Sợi chỉ khâu lá thường là sợi cước (người Huế thì lại dùng sợi chỉ đoác). Khung nón thường là do những người thợ có tay nghề chuyên môn làm sẵn, có16 vành (cũng khác với một loại nón Huế, nhất là dành cho các ni cô đội, có đến 18vành). Sau khi nan tre mềm và nhỏ được vót tròn và ghép uốn thành vành để bắt vànhvà đặt vô khung (ở vùng quê Quảng Nam thường gọi là khuôn), người làm nón xếphai, ba lớp lá đã được ủi sẵn lên khung. Lá mỏng lợp ra ngoài, lá dày lợp bên trong.Muốn nón đội chắc và bền, thì lợp toàn lá dày. Những chiếc nón lá người đi cày ở quêta ngày trước thường đội là loại nón lợp lá dày này. Vành nón cũng phải chuốt mỏnghơn, để nón đội được nhẹ nhàng, trang nhã. Giai đoạn chót là chằm nón : dùng chỉcước khâu lại các lớp lá vô vành. Đến vành cuối cùng là vành lớn nhất thì người chằmnón dùng một vành tre to, kèm theo vành tre nhỏ, để kẹp lá vào giữa cho chắc, cho lákhỏi tụt ra và xơ rách. Việc may hay viền vành nón cuối cùng này, người làm nón gọilà nút vành. Phải may cẩn thận một mũi dài, hai mũi ngắn, thật đều, mà người trongnghề gọi là kiểu may một mẹ hai con; một cách gọi khá lạ tai, nhất là với các bạn trẻngày nay. Chiếc nón lá ngày trước, ngoài để che nắng che mưa, còn là vật trang sức rất códuyên, mang nét trữ tình thầm kín của người con gái Việt Nam. Và có lẽ không ở nơiđâu có nhiều nữ sinh duyên dáng với mái tóc đen dài óng ả phủ kín bờ vai, với tà áodài trắng tha thướt và chiếc nón bài thơ e ấp như ở Huế. Mỗi buổi tan trường, các cônữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, với cả rừng nón nhấp nhô, làm đẹp các ngả đường vàtạo nét đẹp lãng mạn trên vai cầu Trường Tiền bắc qua dòng sông Hương xanh biếc.Những cô gái Huế thường thẹn thùng kéo nón che nghiêng ấy đã khiến bao tâm hồnphải bâng khuâng : “Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón ?/Chiều mùa thu mây checó nắng đâu” (Trần Quang Long). Và ngay cả nhân vật trữ tình trong ca dao cũng đãtừng phải say lòng : “Chén tình là chén say sưa,/Nón tình em đội nắng mưa lên đầu”.Vì bởi đó là những buổi đất trời bâng khuâng mà lòng phải tự hỏi lòng : “Tình yêucòn nép sau vầng trán./Lòng nắng vàng hanh hay sắp mưa ?” (T.H.D.V). Đối với người dân quê Quảng Nam, chiếc nón lá màu ngà có biết bao côngdụng. Ngoài việc dùng nón thường xuyên để che mưa, che nắng, bác nông dân hay bàmẹ quê, mỗi khi lỡ đường, khát nước, chỉ việc ghé xuống sông dùng nón múc nướcuống, giản tiện vô cùng. Giải cơn khát xong, nón lại được phe phẩy quạt để tìm chúthơi mát, nhất là khi phải đi đường xa trong những ngày mùa hè nóng nực. Bên mộtcánh đồng, em bé chăn trâu nằm dưới gốc cây, cả bác thợ cày cũng vậy, dùng nón chemặt, để vừa tránh nắng, vừa ngăn ruồi muỗi khỏi quấy rầy giấc ngủ trưa hiền hòa... Chiếc nón lá Việt Nam, đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín củavăn hóa Việt Nam, sẽ còn tồn tại mãi, tôi chắc thế, dù cuộc sống có đổi thay, hiện đạiđến đâu chăng nữa. ...

Tài liệu được xem nhiều: