Danh mục

Chia sẻ kinh nghiệm để bé ngoan khi đi nhà trẻ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 426.33 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chia sẻ của một bà mẹ có kinh nghiệm cho con đi nhà trẻ sẽ phần nào giúp các mẹ đỡ vất vả hơn khi cho con đi học. Bạn sẽ làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn của ngày đầu đến lớp? Sau đây mẹ cu Kit sẽ chia sẻ cùng các mẹ một vài kinh nghiệm xương máu khi cho con đi nhà trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chia sẻ kinh nghiệm để bé ngoan khi đi nhà trẻChia sẻ kinh nghiệm để bé ngoan khi đi nhà trẻChia sẻ của một bà mẹ có kinh nghiệm cho con đi nhà trẻ sẽ phần nào giúpcác mẹ đỡ vất vả hơn khi cho con đi học.Bạn sẽ làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn của ngày đầu đến lớp? Sauđây mẹ cu Kit sẽ chia sẻ cùng các mẹ một vài kinh nghiệm xương máu khi cho conđi nhà trẻ. Hy vọng sẽ giúp các mẹ có một chút kinh nghiệm để đối phó với nhữngkhó khăn trong những ngày đầu con đi nhà trẻ.Con đi học 2 tháng vẫn khócHầu hết các bé thời gian đầu đều không thích đi học. Theo quan sát của mình thìcác bé sẽ khóc khoảng 2 tuần đầu tiên khi tới lớp. Từ tuần thứ 3 trở đi, các bé sẽquen dần với môi trường mới và sẽ chịu hợp tác hơn.Tuy nhiên, có một số bé vẫn khóc dù đã đi học được 3 tuần, thậm chí 1 tháng. Đặcbiệt hơn, có những bé dù đã đi được 2, 3 thậm chí 5 tháng nhưng vẫn khóc khiđược bố mẹ cho đến lớp và khóc rất nhiều khi vào lớp. Tuy nhiên, chỉ một lúc saucon lại ngoan, chịu chơi với các bạn và khi được đón về thì lại rất vui vẻ, hào hứngthậm chí còn không chịu về nữa.Con trai mình thuộc vào loại này. Dù đã đi lớp được 2 tháng nhưng sáng nào khiđưa con đi học đối với mình cũng là một cực hình vì cu cậu khóc lóc, mè nheo, ỉ ôiđủ thứ khiến mẹ stress nặng nề. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng một số phương phápsau đây, tình trạng này đã thuyên giảm đáng kể.Nên cho bé đến trường để làm quen với thầy cô và các bạn trước khi cho bé đi học. (Ảnh minh họa)Mượn đồ chơi ở lớp để mang về nhà“Con không đi học đâu, ở nhà cơ” là câu cửa miệng của cậu con trai 2 tuổi củamình mỗi khi thức dậy vào buổi sáng. Dù trước đó mình đã thử nhiều cách từ mềmmỏng, cứng rắn, rồi nửa mềm mỏng, nửa cứng rắn, nhưng vẫn không mang lại hiệuquả gì. Con vẫn khóc thậm chí còn gào rất to khi chuyển từ tay mẹ sang tay cô.Mẹ vẫn phải gạt nước mắt bước đi không do dự. Nhưng đến chiều, khi được mẹđón về bé lại rất vui vẻ, có khi còn bảo mẹ về đi, con ở đây thôi!Thế rồi mình dùng cách này: Lợi dụng tâm lý thoải mái, dễ chịu của con khi mẹđón vào buổi chiều để cả hai mẹ còn cùng trò chuyện. Cùng với con nán lại lớp họcmột chút, cho con chơi tự do cùng với cô, các bạn ở trường và những trò chơi: Nhàbóng, ú oà, xếp hình… ở lớp học. Trong quá trình con chơi, mẹ tranh thủ để tròchuyện với cô giáo trực tiếp trông nom và dạy con học để tìm hiểu về những hoạtđộng trong ngày của con. Những ngày đầu đi học cu Kit khóc như mưa.Nếu con không muốn về mà vẫn còn mải mê với những đồ chơi còn dang dở ở lớpthì hãy nói với con rằng: Mẹ sẽ nói với cô giáo cho con mượn một thứ đồ chơi đểmang về nhà và sáng ngày mai khi đi học, con phải mang thứ đồ chơi đó ra trả chocô nhé! Hãy nói điều này khi có bé, bạn và cô cùng ở đó. Tất nhiên, là con của bạnsẽ rất vui mừng vì bé đang chơi những đồ chơi đó rất say sưa mà.Sáng ngày hôm sau, trước khi đến lớp, nếu con vẫn còn khóc, bạn hãy đưa thoảthuận từ hôm trước này để nói với bé: Hôm qua con đã hứa với cô và mẹ là sángnay phải mang bóng ra trả cho cô rồi mà. Con đã mượn để mang về chơi còn gì?Con có nhớ không? Vì vậy, bây giờ con nên đến lớp để trả đồ chơi cho cô chứ? Bésẽ nhớ lại giao ước từ chiều qua giữa mẹ, cô và bé để ngoan ngoan tới lớp trả đồcho cô.Mang đồ chơi con yêu thích ở nhà tới lớpNhững ngày đầu tiên đi học, con sẽ có cảm giác như là bị mẹ bỏ rơi ở trường vậy.Dù rằng, cô có quan tâm, bạn bè có hoà đồng nhưng những điều đó sẽ chẳng có ýnghĩa gì vì với con, đó là những người hoàn toàn xa lạ. Mẹ hãy mang một chú thúnhồi bông xinh xắn, một chiếc gối ôm có hình con vật, một bình nước uống mà ởnhà mỗi khi con khát là lại chạy tới lấy, hay thậm chí là một chiếc khăn con yêuthích hay mang theo bên người…Bất cứ thứ đồ vật hoặc đồ chơi nào con yêu thích dùng ở nhà đều có thể khiến concảm thấy có chút gì đó an tâm, thân thuộc hơn trong những ngày này.Con không đến lớp, bạn sẽ buồn đó!Nếu con đã đi lớp được một thời gian, hẳn con đã có người bạn có thể chưa đượcgọi là thân nhưng là người bạn mà con hay chơi cùng nhất ở lớp. Trên thực tế thìnhững bé 2 tuổi có khả năng nhớ tên và chơi cùng với một số bạn trong lớp củamình.Con trai mình khi đi lớp được khoảng hơn 1 tháng là có thể kể khá rành rọt ở lớpcó bạn Mit, bạn Hà Anh, bạn Hiền, bạn Thuỳ Linh… Và thường xuyên kể chuyệnvề các bạn cho mẹ nghe.Các mẹ nên tìm hiểu xem, ở lớp con quý bạn nào nhất, con thích chơi với bạn nàonhất để những khi con không muốn đi học mẹ có thể dùng đến “chiêu” này: Mẹ nóivới con rằng, nếu hôm nay con không đi lớp, vắng con bạn Mít (chẳng hạn) sẽbuồn đó.Thực sự thì “chiêu” này không chỉ hiệu quả đối với mình mà còn tỏ ra khá hiệuquả đối với một số mẹ khác. Các con sau khi nghe thấy mẹ nói vậy thường hănghái và tích cực hẳn lên trong việc đến trường.Nhưng dần dần Kit cũng quen với trường lớp và các bạn, cu cậu bỗng thích đi học hơn.Con không đi học, vậy con ở nhà một mình nhé!Bạn cũng có thể nói với con rằng: Bây giờ, bố và mẹ phải đi làm, nếu con khôngmuốn đến trường vậy thì được rồi, con ở nhà một mình nhé! Bé có thể sẽ gật “cáirụp”, nhưng sau cái gật ấy khi thấy bố mẹ bước đi bé sẽ hiểu chuyện và ngoanngoãn leo lên xe để đến trường.Tuy nhiên, không hẳn là bé nào cũng chịu khó hợp tác như vậy. Trong trường hợpbé bướng bỉnh hơn thì tuyệt đối bạn cũng không nên la mắng hay quát nạt con vìđiều này chỉ như “đổ dầu vào lửa”. Nó không những làm cho bé thôi khóc mà cònkhiến bé trở nên lì lợm và có tâm lý chống đối hơn.Trò chuyện và kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủBuổi tối, trước khi đi ngủ, mẹ hãy dành ra một khoảng thời gian để hai mẹ concùng trò chuyện với nhau. Hãy hỏi: Hôm nay con đi học có vui không? Hỏi con vềcác bạn, về cô giáo, về các hoạt động mà con làm trong ngày ở lớp.Nếu bé không trả lời được cũng đừng vội buồn hay nản mà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: