Thông tin tài liệu:
Chất lượng của đội ngũ bán hàng chính là yếu tố quyết định những con số mơ ước cho doanh thu trong suy thoái, chứ không phải số lượng nhân viên bán hàng, hay số giờ làm việc, số cuộc gọi...
“Closing ratio”
Theo SalesOpedia, có ba cách để tăng doanh số trong khủng hoảng kinh tế nhưng chỉ có một cách được cho là hiệu quả nhất. Một là tăng giờ làm việc và khối lượng công việc (Workload) cho nhân viên bán hàng. Ví dụ: thay vì thực hiện 20 cuộc gọi mỗi ngày, giờ họ sẽ phải gọi 35...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược bán hàng trong suy thoái: Cần chất hơn lượng
Chiến lược bán hàng
trong suy thoái: Cần chất
hơn lượng
C hất lượng của đội ngũ bán hàng chính là yếu tố quyết định những con
số mơ ước cho doanh thu trong suy thoái, chứ không phải số lượng nhân
viên bán hàng, hay số giờ làm việc, số cuộc gọi...
“Closing ratio”
Theo SalesOpedia, có ba cách để tăng doanh số trong khủng hoảng kinh tế
nhưng chỉ có một cách được cho là hiệu quả nhất. Một là tăng giờ làm việc và
khối lượng công việc (Workload) cho nhân viên bán hàng.
V í dụ: thay vì thực hiện 20 cuộc gọi mỗi ngày, giờ họ sẽ phải gọi 35 cuộc.
H ai là tăng lợi nhuận trên mỗi đ ơn hàng (Dollars per sale), b ằng cách tăng giá
bán hoặc giảm chi phí sản xuất. Và ba là tăng tỷ lệ chốt đơn hàng (Closing
ratio) của nhân viên bán hàng.
Thực tế cho thấy, cách thứ nhất gây áp lực rất lớn lên nhân viên bán hàng
khiến nhiều người chỉ “chạy” cho đủ KPI mà không đầu tư theo đuổi những
khách hàng tiềm năng nhất. Sự căng thẳng của phòng sale cũng khiến nhiều
nhân viên nghỉ việc, một số không đủ năng lực bị sa thải, và doanh nghiệp
phải liên tục tuyển người mới.
Cách thứ hai – tăng giá hoặc giảm chi phí cũng gặp phải vấn đề: giá cao làm
khách hàng mua ít hơn, còn chi phí thấp hơn đôi khi làm giảm chất lượng sản
phẩm. Chỉ có cách thứ ba, nếu thành công, sẽ mang lại hiệu quả lâu dài. Vậy
làm thế nào để tăng “closing ratio”?
Hai lời khuyên để tăng “chất”
Dan Seidman, tác giả sách bán chạy nhất tại Mỹ “Sales Autopsy”, đưa ra hai
lời khuyên đơn giản để tăng tỷ lệ chốt thành công đơn hàng: Sử dụng kỹ thuật
mới và xác định đúng đối tượng.
Đội ngũ bán hàng cần thường xuyên cập nhật những kỹ thuật, chiêu thức mới
đang có hiệu quả cao đối với khách hàng từ báo chí, internet, các khóa học...
thậm chí là tìm hiểu cách làm của các đối thủ cạnh tranh.
Mỗi khách hàng tiếp xúc với rất nhiều thông điệp quảng cáo và lời chào hàng
mỗi ngày, cách tiếp cận và thuyết phục của bạn có gì khác biệt để sản phẩm
của mình đ ược chọn?
N ếu nhân viên bán hàng sử dụng liên tục những “bài tủ” được quản lý “gà”
sẵn, khách hàng sẽ mau nhàm chán, đoán được ý đồ và có cảm giác đang bị
thúc ép quá mức. Đa dạng hóa kỹ thuật bán hàng, áp dụng những chiêu thức
mới nhất sẽ giúp đội ngũ bán hàng mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm tốt hơn.
Tuy nhiên, nhân viên bán hàng cần “xuất chiêu” đúng thời điểm khi sử dụng
các chiêu thức mới, thường là các bí quyết liên quan đến tạo nhu cầu cấp bách
và thuyết phục mua ngay. Một bước tối quan trọng để có quy trình bán hàng
hiệu quả trong bối cảnh hiện nay chính là việc xác định đúng đối tượng
(qualifying).
Thay vì bắt nhân viên phải tiếp xúc với nhiều khách hàng hơn mỗi ngày, hãy
khuyến khích họ sớm xác định xem đối tượng có phải là khách hàng thực sự
tiềm năng không, bao gồm xác nhận xem họ có thực sự gặp phải những vấn
đề mà sản phẩm của công ty sẽ mang đến giải pháp; họ có phải là người có
thể ra quyết định mua hàng hay không, có thể mua ngay không...
Làm được bước này sẽ, nhân viên bán hàng sẽ tiết kiệm được thời gian vì có
thể ngừng theo đuổi những đối tượng thiếu triển vọng và tập trung đầu tư cho
những khách hàng mục tiêu nhiều triển vọng hơn. Dan Seidman tóm gọn
trong một câu: “Đừng theo đuổi những mối kém triển vọng”.
Khi nhân viên bán hàng thường xuyên được đào tạo thêm để nâng cao kỹ
năng, khuyến khích chấp nhận thay đổi để phát triển năng lực, “chất” của đội
ngũ bán hàng sẽ mang đến “lượng” cho doanh số.