Trong hành trình mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn, tùy theo từng thời kì lịch sử, từng vận mệnh của các chúa thì mỗi công cuộc mở đất lại có những dấu ấn riêng. Nếu như trong giai đoạn công cuộc mở đất Nam Trung Bộ diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cho các chúa Nguyễn như: sự suy yếu của vương quốc Chămpa vào đầu thế kỉ XVII; hoặc nhằm tránh sức ép từ phía vua Lê - chúa Trịnh khiến Nguyễn Hoàng phải thực hiện tham vọng mở rộng cương vực về phía Nam đèo Hải Vân, đèo Cả. Đến công cuộc mở đất ở Đông Nam Bộ khi vương quốc Chân Lạp cũng vào thời kì suy yếu cũng là lúc các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tạo dựng được tiếng vang cho mình, cộng thêm “các cuộc di dân tự phát của người dân đã đưa chúa Nguyễn đặt những bước chân đầu tiên đến với vùng đất Nam Bộ ngày nay, tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc mở đất miền Tây Nam Bộ”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược đa văn hóa, đa tộc người ở đồng bằng sông Cửu Long thời các chúa Nguyễn
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
KỶ YẾU HỘI THẢO
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
CHIẾN LƯỢC ĐA VĂN HÓA, ĐA TỘC NGƯỜI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN
Trần Nguyễn Khánh Phong
1. Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là Tây Nam Bộ, gồm 12
tỉnh, thành phố gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Vĩnh
Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc
Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Nơi đây về mặt lịch sử, “những
người dân Việt di cư nhiều vào thời gian từ trước thế kỉ XVII đã đặt nền
móng để hòa nhập vùng đất này vào đất Việt. Tiếp đến, trong thế kỉ XVII,
các chúa Nguyễn là những người có công khẳng định cương vực nước ta
tới vùng đất Nam Bộ ngày nay. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai
Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất này và chính thức
thiết lập một hệ thống hành chính thống nhất trong bộ máy cai trị chung
của cả nước”(1).
Trong hành trình mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn, tùy
theo từng thời kì lịch sử, từng vận mệnh của các chúa thì mỗi công cuộc
mở đất lại có những dấu ấn riêng. Nếu như trong giai đoạn công cuộc mở
đất Nam Trung Bộ diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cho các chúa
Nguyễn như: sự suy yếu của vương quốc Chămpa vào đầu thế kỉ XVII;
hoặc nhằm tránh sức ép từ phía vua Lê - chúa Trịnh khiến Nguyễn Hoàng
phải thực hiện tham vọng mở rộng cương vực về phía Nam đèo Hải Vân,
đèo Cả. Đến công cuộc mở đất ở Đông Nam Bộ khi vương quốc Chân Lạp
cũng vào thời kì suy yếu cũng là lúc các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã
tạo dựng được tiếng vang cho mình, cộng thêm “các cuộc di dân tự phát
của người dân đã đưa chúa Nguyễn đặt những bước chân đầu tiên đến với
vùng đất Nam Bộ ngày nay, tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc mở đất
miền Tây Nam Bộ”(2).
Và những chiến lược lớn đã được các chúa Nguyễn thực hiện thành
công trong quá trình mở đất về phương Nam, đó là; đã tận dụng được
nhân tài vật lực của các xứ Thuận Quảng, Nam Trung Bộ và đặc biệt là
Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
1
Trương Thị Kim Chuyên (Chủ biên): Vùng đất Nam Bộ. Tập 1: Điều kiện tự
nhiên, Môi trường sinh thái. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, trang 17,
18.
2
Đỗ Quỳnh Nga: Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn. NXB Chính
trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội, 2013, trang 49, 50.
305
vùng Đông Nam Bộ, theo tính toán của những nhà chiến lược thời chúa
Nguyễn thì “Để mở đất Tây Nam Bộ, đặc biệt là trong các cuộc giao
tranh hỗ trợ, hoặc phản công tự vệ, lực lượng chính được các chúa
Nguyễn sử dụng không đâu khác mà chính là các quan lại, các vị tướng
giỏi và quân đội tinh nhuệ của Gia Định”(1). Nhiều quan lại và các vị
tướng tài khi đó đã thay mặt chúa Nguyễn thực hiện nhiều kế sách, chiến
lược có lợi cho cư dân trong vùng, đồng thời thể hiện khối đại đoàn kết
dân tộc, thống nhất lập trường và cùng chung lưng đấu cật thực hiện
những nhiệm vụ mà các chúa giao phó. Trong đó, chúng tôi thấy chiến
lược đa văn hóa, đa tộc người của các chúa Nguyễn thực thi tại đồng bằng
sông Cửu Long trong buổi đầu mở đất đã để lại nhiều kinh nghiệm quý
báu.
2. Chiến lược đa văn hóa, đa tộc người ở đồng bằng sông Cửu
Long thời các chúa Nguyễn
1. Từ chính sách thu hút lưu dân
Người Khmer, Chăm, Hoa và Việt ở Nam Bộ nói chung và đồng
bằng sông Cửu Long nói riêng là bộ phần không thể tách rời trong cộng
đồng 54 dân tộc Việt Nam và qua từng thời kì phát triển của lịch sử, từ
nước Phù Nam, Phù Nam đến Thủy Chân Lạp, thành phần cư dân ở đồng
bằng sông Cửu Long đã có những biến đổi nhất định. Hầu như phần lớn
diện tích nơi đây rơi vào tình trạng hoang hóa, dân cư thưa thớt và được
xem như là một vùng đất vô chủ. Chính trong điều kiện đó, cư dân Việt đã
đặt chân đến khai phá và trở thành chủ thể chính ở vùng đất này sau một
thời gian dài định cư.
Cộng đồng cư dân Việt ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là từ
vùng Thuận Quảng di cư vào“Họ thường đi bằng ghe bầu men theo bờ
biển để vào Nam, theo các cửa sông để vào đất liền rồi len lỏi theo các
con rạch tự nhiên tìm đến các giồng cát cao ráo để khai hoang lập
nghiệp. Ban đầu hầu hết đồng bằng Tây Nam Bộ, nhất là vùng trũng Đồng
Tháp Mười còn hoang vu, nước đọng quanh năm do chưa có kênh rạch
thoát nước, do đó các đoàn di dân phải chọn các giồng đất cao ráo để
định cư”(2). Trước khi người Việt có mặt trên vùng đất Tây Nam Bộ, ở
đây đã có lớp dân cư bản địa sinh sống. “Trên các giồng đất cao khi ấy
1
: Đỗ Quỳnh Nga: Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn. NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội, 2013, trang 56.
2
: Lê Công Lý: Huế trong tâm thức Nam Bộ hay là ký ức ...