Danh mục

Chiến lược tái cấu trúc theo chu kỳ sống của các công ty Việt Nam dưới tác động của kiệt quệ tài chính

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 675.71 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Chiến lược tái cấu trúc theo chu kỳ sống của các công ty Việt Nam dưới tác động của kiệt quệ tài chính" kiểm định các chiến lược tái cấu trúc theo chu kỳ sống của công ty Việt Nam dưới tác động kiệt quệ tài chính (KQTC) và khả năng hồi phục doanh nghiệp từ các chiến lược tái cấu trúc bằng mô hình hồi quy Logistic.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược tái cấu trúc theo chu kỳ sống của các công ty Việt Nam dưới tác động của kiệt quệ tài chính CHIẾN LƯỢC TÁI CẤU TRÚC THEO CHU KỲ SỐNG CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH ThS. Huỳnh Thị Cẩm Hà1, TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên2, ThS. Lê Thị Hồng Minh3 (1),(2),(3) Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Tóm tắt: Bài viết kiểm định các chiến lược tái cấu trúc theo chu kỳ sống của công ty Việt Nam dưới tác động kiệt quệ tài chính (KQTC) và khả năng hồi phục doanh nghiệp từ các chiến lược tái cấu trúc bằng mô hình hồi quy Logistic. Mẫu khảo sát gồm 526 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dữ liệu thu thập từ năm 2005 – 2015. Chu kỳ sống của công ty gồm bốn giai đoạn khởi sự, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Kết quả tìm thấy tình trạng KQTC khiến các công ty tăng khả năng cắt giảm lao động, cắt giảm tài sản và cắt giảm trả cổ tức. Ở giai đoạn khởi sự, tăng trưởng và bão hòa, công ty KQTC xem xét nhiều hơn đến chiến lược thay thế nhân sự cấp quản lý. Bên cạnh đó, chiến lược cắt giảm đầu tư, cắt giảm cổ tức giúp công ty hồi phục doanh nghiệp sau KQTC, nhưng khả năng hồi phục doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ sống của công ty. Từ khóa: chu kỳ sống, hồi quy logistic, kiệt quệ tài chính, tái cấu trúc. 1. Giới thiệu Việt Nam ngày nay có nhiều cơ hội hội nhập với kinh tế trong khu vực và thế giới, bên cạnh những cơ hội mở ra các công ty Việt Nam thì họ cũng chịu nhiều áp lực và thách thức từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Một trong những thách thức, khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt chính là quy mô của các doanh nghiệp chỉ ở mức vừa và nhỏ nên khả năng cạnh tranh thấp, cơ hội đầu tư không cao. Doanh nghiệp Việt Nam càng đối diện nhiều hơn với những khó khăn khi có những tác động bên ngoài từ các cú sốc của các cuộc khủng hoảng tài chính. Đó chính là sự bất ổn trong dòng tiền, cơ hội đầu tư bị hạn chế, đặc biệt là doanh nghiệp đối diện với tình trạng KQTC. KQTC là tình trạng mà khi giá trị thanh khoản tổng tài sản của công ty thấp hơn giá trị các khoản nợ phải thanh toán theo hợp đồng (Chen và cộng sự, 1995), trải qua các trạng thái thất bại, mất khả năng thanh khoản, vỡ nợ và xấu nhất là doanh nghiệp tuyên bố phá sản. KQTC có thể tồn tại ở bất kỳ giai đoạn nào trong chu kỳ sống của một doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư có thể gây sức ép buộc các giám đốc phải đưa ra chiến lược tái cấu trúc để hồi phục doanh nghiệp. Các chiến lược tái cấu trúc cần được lựa chọn cẩn trọng vì còn phụ thuộc vào từng giai đoạn chu kỳ sống của công ty: khởi sự, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái (Pashley và Philippatos, 1990; Pastor và Veronesi, 2003) vì do có sự khác biệt về tình hình hoạt động, chiến lược tài chính, chiến lược tổ chức của doanh nghiệp. Việc thực hiện các chiến lược tái cấu trúc không phù hợp sẽ làm cho tình hình hoạt động công ty càng trầm trọng hơn, doanh nghiệp không thể phục hồi và có thể nộp đơn xin tuyên bố phá sản. Phá sản có thể là một cơ chế tích cực của thị trường nhằm thanh lọc, giữ lại những công ty hoạt động tốt; tuy nhiên hiện tượng nhiều công ty phá sản cũng có thể trở thành mối nguy hại cho nền kinh tế. Khi nghiên cứu tại Việt Nam, các chủ đề về mối quan hệ giữa KQTC, chiến lược tái cấu trúc và chu kỳ sống của doanh nghiệp chưa được khai thác nhiều trong thời gian gần đây. Vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi muốn kiểm định các chiến lược tái cấu trúc mà các công ty Việt Nam sử dụng ở các giai đoạn chu kỳ sống của doanh nghiệp dưới tác động của KQTC. Các chiến lược tái cấu trúc nào có thể mang lại hồi phục cho các công ty KQTC?. Để thực hiện điều này, bài viết sử dụng mẫu công ty Việt Nam niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội, thời gian nghiên cứu từ 2005- 2015. 370 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Cơ sở lý thuyết Lý thuyết chu kỳ sống hay vòng đời doanh nghiệp được đề cập trong nghiên cứu của Penrose (1952), Haire (1961) cho rằng, chu kỳ sống của doanh nghiệp cũng giống chu kỳ sinh học con người, phát triển từ giai đoạn hình thành đến khi ngừng hoạt động. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn chu kỳ sống của công ty đều có sự khác biệt đáng kể về rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, tình hình hoạt động, triển vọng phát triển, các chiến lược tài chính, chiến lược tổ chức, cấu trúc (Miller và Friesen, 1984). Công ty ở giai đoạn khởi sự thường có quy mô nhỏ, mức độ sở hữu tập trung cao bởi các nhóm nhỏ cổ đông sáng lập công ty, cơ cấu tổ chức hoạt động đơn giản. Rủi ro kinh doanh ở giai đoạn này rất cao (Pastor và Veronesi, 2003) vì công ty chỉ mới chính thức đưa sản phẩm ra thị trường, nên chi phí hoạt động ở mức độ cao trong khi các dòng tiền thu vào từ tiêu thụ sản phẩm không chỉ thấp mà còn chậm, nên dòng tiền thuần của giai đoạn khởi sự thường bị âm, công ty thường rơi vào tình trạng lỗ trong kinh doanh (Miller và Friesen, 1984). Công ty khởi sự sẽ thực hiện một chính sách chi trả cổ tức bằng không. Công ty ở giai đoạn tăng trưởng thường có quy mô trung bình, được sở hữu bởi nhiều cổ đông, các giám đốc công ty chịu trách nhiệm cao hơn đối với các quyết định và có sự phân chia quyền kiểm soát và quyền sở hữu giữa các cổ đông (Miller và Friesen, 1984). Rủi ro kinh doanh có giảm bớt so với giai đoạn khởi sự nhưng vẫn còn cao do công ty phải nhanh chóng giành thị phần, chiếm lĩnh thị trường. Dòng tiền thuần ở giai đoạn này đã dương nhưng không ổn định. Các công ty tăng trưởng sẽ thực hiện một chính sách chi trả cổ tức danh nghĩa nhằm duy trì vị thế công ty. Công ty ở giai đoạn bão hòa đã có vị trí nhất định trên thị trường, doanh số ổn định. Dòng tiền thuần của công ty đã chuyển sang dương, mục tiêu ở giai đoạn này là duy trì thị phần và cải tiến hiệu quả hoạt động, gia tăng kiểm soát lợi nhuậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: