Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiền
Số trang: 41
Loại file: pdf
Dung lượng: 775.18 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiền" là đánh giá ảnh hưởng của dòng tiền đến kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp, qua đó đề xuất nhận diện kiệt quệ tài chính có sự tham gia cấu thành của dòng tiền, đồng thời khuyến nghị quản trị dòng tiền gắn với mục tiêu kiểm soát kiệt quệ tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiềnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH BÙI KIM DUNG NHẬN DIỆN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNHCỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM DỰA VÀO DÒNG TIỀN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn: 1. TS. MAI THỊ TRÚC NGÂN 2. TS. LÊ HOÀNG VINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023 1 Chương 1: GIỚI THIỆU1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tài trợ bằng nợ hình thành đòn bẩy tài chính (ĐBTC). Kiệt quệtài chính (KQTC) là vấn đề luôn được các công ty xem xét khiquyết định vay nợ, bắt nguồn từ những cam kết và trách nhiệm tàichính của công ty đối với các chủ nợ (Brealey & cộng sự, 2008;Ehrhardt & Brigham, 2011). Paramartha & Wiagustini (2021),Dwiantari & Artini (2021), Wesa & Otinga (2018) và Ceylan(2021) đều đã đúc kết tác động cùng chiều của ĐBTC đến KQTC. KQTC có thể được lượng hóa bởi những mô hình với sự cấuthành của các chỉ số tài chính khác nhau. Theo Dolejšová (2015),các mô hình Z-Score (1984), IN05 và Springate khẳng định cácdoanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, trong khi đó mô hìnhZmijewski cho rằng các doanh nghiệp này phải đối mặt với nguycơ mất khả năng thanh toán. Loppies & cộng sự (2020) tìm thấy kếtquả không nhất quán, mô hình Z-Score (1968) và Grover phân loạidoanh nghiệp vào nhóm không có nguy cơ phá sản, tuy nhiên môhình Springate đưa ra phân loại ngược lại. Pakdaman (2018) khẳngđịnh mô hình Grover có khả năng dự đoán khó khăn tài chính tốthơn ba mô hình còn lại (Z-Score 1968, Springate và Zmijewski).Tanjung (2020) đúc kết rằng mô hình Z-Score (1968) có thể đưa radự đoán chính xác về KQTC hơn so với các mô hình Springate,Zmijewski và Ohlson. Mulyati & Ilyasa (2020) lại chỉ ra rằng môhình Springate là tốt nhất để nhận diện KQTC khi so sánh giữa môhình này với các mô hình Z-Score (1995), Zmijewski và IGR. 2 Ong’era và cộng sự (2017) xác định rằng 79,90% phương saicủa KQTC được giải thích bởi ĐBTC, phù hợp với nguyên lý quảntrị tài chính doanh nghiệp. Điều này khẳng định mâu thuẫn cơ bảncủa KQTC là sự tồn tại của ĐBTC. Dòng tiền cung cấp thông tinhữu ích cho việc đánh giá được các khía cạnh tài chính doanhnghiệp, trong đó có khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay cho các chủnợ, khả năng tự chủ tài chính và nhiều vấn đề tài chính khác. Nhưvậy, thông tin dòng tiền sẽ phát ra tín hiệu rất đáng tin cậy về sứckhỏe tài chính của các doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa dòng tiềnvà kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá từng thành phầncủa dòng tiền ảnh hưởng đến tình trạng KQTC, Jooste (2007) vàFawzi & cộng sự (2015) đều cho rằng doanh nghiệp có thể rơi vàotình trạng KQTC nếu như doanh nghiệp phải đối diện với các vấnđề nghiêm trọng về dòng tiền, và từ đó tác giả này đã gợi ý rằngdòng tiền là thông tin phản ánh tốt nhất dùng để nhận diện KQTC.Kordestani & cộng sự (2011), Shamsudin & Kamaluddin (2015)đều kết luận rằng hai tình trạng dòng tiền giải thích cho KQTC ởmức độ nghiêm trọng là (i) Dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh(HĐKD) dương, trong khi dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư(HĐĐT) và dòng tiền ròng từ hoạt động tài trợ (HĐTT) đều âm, và(ii) Dòng tiền ròng HĐKD, dòng tiền ròng HĐĐT và dòng tiềnròng HĐTT đều âm. Kordestani & cộng sự (2011) còn khẳng địnhthêm rằng KQTC có thể nhận biết nếu dòng tiền ròng HĐKD âm,dòng tiền ròng HĐĐT và dòng tiền ròng HĐTT đều dương, haydòng tiền ròng HĐKD và dòng tiền ròng HĐTT đều âm trong khidòng tiền ròng HĐĐT dương; hay Shamsudin & Kamaluddin(2015) lại chỉ ra thêm dòng tiền ròng HĐKD và dòng tiền ròng 3HĐĐT dương trong khi dòng tiền ròng HĐTT âm, hoặc trường hợpdòng tiền ròng HĐKD dương, dòng tiền ròng HĐĐT âm và dòngtiền ròng HĐTT dương cũng có ý nghĩa giải thích cho KQTC.Sayari & Mugan (2013) xác định được rằng dòng tiền HĐKD cóquan hệ ngược chiều với chỉ số KQTC, trong khi đó dòng tiềnHĐTT có quan hệ cùng chiều với chỉ số KQTC. Những tổng quan nêu trên đã chỉ ra rằng mâu thuẫn cơ bản dẫnđến KQTC là việc sử dụng nợ hình thành ĐBTC. Nhiều mô hìnhnhận diện KQTC đã được đề xuất với những thành phần khác nhautùy trường hợp cụ thể; tuy nhiên, các mô hình lại ít chú ý đến vaitrò cấu thành quan trọng của dòng tiền. Đối sánh tiếp cận và thiếtlập mô hình cho thấy sự không nhất quán có thể xuất phát từ nhữngnguyên nhân cơ bản như (i) xây dựng các biến trong mô hìnhnghiên cứu, chưa chú trọng sự tương tác giữa dòng tiền với ĐBTC,(ii) áp dụng những cách đo lường khác nhau cho KQTC gắn vớitừng trường hợp về không gian và thời gian cũng như ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiềnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH BÙI KIM DUNG NHẬN DIỆN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNHCỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM DỰA VÀO DÒNG TIỀN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn: 1. TS. MAI THỊ TRÚC NGÂN 2. TS. LÊ HOÀNG VINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023 1 Chương 1: GIỚI THIỆU1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tài trợ bằng nợ hình thành đòn bẩy tài chính (ĐBTC). Kiệt quệtài chính (KQTC) là vấn đề luôn được các công ty xem xét khiquyết định vay nợ, bắt nguồn từ những cam kết và trách nhiệm tàichính của công ty đối với các chủ nợ (Brealey & cộng sự, 2008;Ehrhardt & Brigham, 2011). Paramartha & Wiagustini (2021),Dwiantari & Artini (2021), Wesa & Otinga (2018) và Ceylan(2021) đều đã đúc kết tác động cùng chiều của ĐBTC đến KQTC. KQTC có thể được lượng hóa bởi những mô hình với sự cấuthành của các chỉ số tài chính khác nhau. Theo Dolejšová (2015),các mô hình Z-Score (1984), IN05 và Springate khẳng định cácdoanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, trong khi đó mô hìnhZmijewski cho rằng các doanh nghiệp này phải đối mặt với nguycơ mất khả năng thanh toán. Loppies & cộng sự (2020) tìm thấy kếtquả không nhất quán, mô hình Z-Score (1968) và Grover phân loạidoanh nghiệp vào nhóm không có nguy cơ phá sản, tuy nhiên môhình Springate đưa ra phân loại ngược lại. Pakdaman (2018) khẳngđịnh mô hình Grover có khả năng dự đoán khó khăn tài chính tốthơn ba mô hình còn lại (Z-Score 1968, Springate và Zmijewski).Tanjung (2020) đúc kết rằng mô hình Z-Score (1968) có thể đưa radự đoán chính xác về KQTC hơn so với các mô hình Springate,Zmijewski và Ohlson. Mulyati & Ilyasa (2020) lại chỉ ra rằng môhình Springate là tốt nhất để nhận diện KQTC khi so sánh giữa môhình này với các mô hình Z-Score (1995), Zmijewski và IGR. 2 Ong’era và cộng sự (2017) xác định rằng 79,90% phương saicủa KQTC được giải thích bởi ĐBTC, phù hợp với nguyên lý quảntrị tài chính doanh nghiệp. Điều này khẳng định mâu thuẫn cơ bảncủa KQTC là sự tồn tại của ĐBTC. Dòng tiền cung cấp thông tinhữu ích cho việc đánh giá được các khía cạnh tài chính doanhnghiệp, trong đó có khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay cho các chủnợ, khả năng tự chủ tài chính và nhiều vấn đề tài chính khác. Nhưvậy, thông tin dòng tiền sẽ phát ra tín hiệu rất đáng tin cậy về sứckhỏe tài chính của các doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa dòng tiềnvà kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá từng thành phầncủa dòng tiền ảnh hưởng đến tình trạng KQTC, Jooste (2007) vàFawzi & cộng sự (2015) đều cho rằng doanh nghiệp có thể rơi vàotình trạng KQTC nếu như doanh nghiệp phải đối diện với các vấnđề nghiêm trọng về dòng tiền, và từ đó tác giả này đã gợi ý rằngdòng tiền là thông tin phản ánh tốt nhất dùng để nhận diện KQTC.Kordestani & cộng sự (2011), Shamsudin & Kamaluddin (2015)đều kết luận rằng hai tình trạng dòng tiền giải thích cho KQTC ởmức độ nghiêm trọng là (i) Dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh(HĐKD) dương, trong khi dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư(HĐĐT) và dòng tiền ròng từ hoạt động tài trợ (HĐTT) đều âm, và(ii) Dòng tiền ròng HĐKD, dòng tiền ròng HĐĐT và dòng tiềnròng HĐTT đều âm. Kordestani & cộng sự (2011) còn khẳng địnhthêm rằng KQTC có thể nhận biết nếu dòng tiền ròng HĐKD âm,dòng tiền ròng HĐĐT và dòng tiền ròng HĐTT đều dương, haydòng tiền ròng HĐKD và dòng tiền ròng HĐTT đều âm trong khidòng tiền ròng HĐĐT dương; hay Shamsudin & Kamaluddin(2015) lại chỉ ra thêm dòng tiền ròng HĐKD và dòng tiền ròng 3HĐĐT dương trong khi dòng tiền ròng HĐTT âm, hoặc trường hợpdòng tiền ròng HĐKD dương, dòng tiền ròng HĐĐT âm và dòngtiền ròng HĐTT dương cũng có ý nghĩa giải thích cho KQTC.Sayari & Mugan (2013) xác định được rằng dòng tiền HĐKD cóquan hệ ngược chiều với chỉ số KQTC, trong khi đó dòng tiềnHĐTT có quan hệ cùng chiều với chỉ số KQTC. Những tổng quan nêu trên đã chỉ ra rằng mâu thuẫn cơ bản dẫnđến KQTC là việc sử dụng nợ hình thành ĐBTC. Nhiều mô hìnhnhận diện KQTC đã được đề xuất với những thành phần khác nhautùy trường hợp cụ thể; tuy nhiên, các mô hình lại ít chú ý đến vaitrò cấu thành quan trọng của dòng tiền. Đối sánh tiếp cận và thiếtlập mô hình cho thấy sự không nhất quán có thể xuất phát từ nhữngnguyên nhân cơ bản như (i) xây dựng các biến trong mô hìnhnghiên cứu, chưa chú trọng sự tương tác giữa dòng tiền với ĐBTC,(ii) áp dụng những cách đo lường khác nhau cho KQTC gắn vớitừng trường hợp về không gian và thời gian cũng như ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng Tài chính Ngân hàng Kiệt quệ tài chính Quản trị dòng tiền Kiểm soát kiệt quệ tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 375 1 0 -
174 trang 296 0 0
-
102 trang 286 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 285 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 226 0 0 -
27 trang 189 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
86 trang 179 0 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 167 0 0 -
27 trang 167 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam
86 trang 154 0 0