Danh mục

Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 284      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam phân tích các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về thành viên QTDND; cụ thê, bài viết phân tích, bình luận sự bất cập, tính hợp lý, hợp pháp của các quy định về điều kiện trở thành thành viên QTDND, thẩm quyền kết nạp thành viên QTDND. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên QTDND tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 237 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH VIÊN QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Dịu Hiền - Nguyễn Võ Tuyết Trinh Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên Tóm tắt Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) là tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức hợp tác xã (HTX) nhằm thực hiện hoạt động ngân hàng. Về nguyên tắc, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân phải là thành viên. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân hiện nay có nhiều bất cập, chưa thống nhất với các quy định khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam; dẫn đến trên thực tế, các QTDND gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Bài viết phân tích các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về thành viên QTDND; cụ thể, bài viết phân tích, bình luận sự bất cập, tính hợp lý, hợp pháp của các quy định về điều kiện trở thành thành viên QTDND, thẩm quyền kết nạp thành viên QTDND. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên QTDND tại Việt Nam. Từ khoá: điều kiện trở thành thành viên, thẩm quyền kết nạp thành viên, quỹ tín dụng nhân dân. COMPLETE LAW PROVISIONS ON PEOPLE'S CREDIT FUND MEMBERS IN VIETNAM Abstract People's Credit Fund (PCF) is a credit institution established in the form of a cooperative to carry out banking activities. In principle, customers of people's credit funds must be members. However, the current provisions of the law on members of people's credit funds have many shortcomings and are not consistent with other relevant regulations in the Vietnamese legal system; in fact, PCFs face many difficulties in operation. The article analyzes the legal provisions as well as the practical application of the law on members of the People's Credit Fund; in particular, the article analyzes and comments on inadequacies, rationality and legitimacy of the regulations on conditions for becoming members of the People's Credit Fund, the authority to admit members of the People's Credit Fund. From there, the authors propose some recommendations to improve the legal provisions on members of the People's Credit Fund in Vietnam. Keywords: conditions for becoming a member, authority to admit members, people's credit fund. 238 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Phân tích các quy định của pháp luật về thành viên QTDND tại Việt Nam Khoản 6 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống”. Theo đó, về khía cạnh pháp lý, việc tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật Các tổ chức tín dụng; Luật Hợp tác xã và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã. Như vậy, ở thời điểm hiện tại, việc tổ chức và hoạt động của QTDND chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật sau: Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017; Luật Hợp tác xã 2012; Thông tư 04/VBHN-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2017, quy định về QTDND và một số văn bản khác có liên quan. Đặc biệt, từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, việc tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân còn chịu sự điều chỉnh bởi Thông tư 21/2019/TT-NHNN ngày 14 tháng 11 năm 2019, sửa đổi bổ sung một số điều của các thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, QTDND và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống của QTDND (Thông tư 21/2019/TT-NHNN). 1.1. Chủ thể có quyền tham gia vào QTDND với tư cách thành viên 1.1.1. Điều kiện trở thành thành viên QTDND Căn cứ vào điểm 2 Điều 3 Thông Tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Ngân hàng Nhà nước quy định về QTDND thì: “Thành viên quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này và tán thành Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn thành lập QTDND”. Theo đó, có thể thấy đối tượng có thể trở thành thành viên sẽ bao gồm: cá nhân; hộ gia đình (là tập hợp một gia đình có cùng quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân); pháp nhân (là một tổ chức khi đáp ứng các điều kiện: được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó, nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập). Khi đó, tùy vào các đối tượng khác nhau sẽ có các điều kiện khác nhau. Tại Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN một phần được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN điều kiện để trở thành thành viên QTDND được quy định cụ thể như sau: Đối với cá nhân thì phải thỏa mãn đồng thời điều kiện cơ bản và điều kiện tiên quyết. Đối với điều kiện cơ bản bao gồm: a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này; b) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là cán bộ, công chức, viên chức không được giữ các chức ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: