Chiến lược thu hút đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 712.52 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đã xây dựng năm chiến lược mà Đắk Nông cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong thời gian tới là: Xây dựng các ngành trọng điểm và chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ chế hoạt động xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh marketing địa phương,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược thu hút đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương Chiến lược thu hút đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 TS. Đỗ Phú Trần Tình Ths. Nguyễn Thanh Huyền CN. Nguyễn Văn Nên Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM T rên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích SWOT trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, bài viết đã xây dựng năm chiến lược mà Đắk Nông cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong thời gian tới là: (1) Xây dựng các ngành trọng điểm và chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư; (2) Hoàn thiện cơ chế hoạt động xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh marketing địa phương; (3) Cải cách hành chính trong thu hút đầu tư; (4) Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư; và (5) Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Từ khóa: Chiến lược, đầu tư, Đắk Nông. 1. Đặt vấn đề Đắk Nông là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, vốn tích lũy thấp và phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư từ trung ương. Việc thu hút đầu tư và thực hiện dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn yếu kém, chưa tận dụng được các thế mạnh của tỉnh, chưa đóng góp xứng tầm cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Một trong những lý do chính là chưa có định hướng chiến lược đúng đắn, rõ ràng để thực hiện thu hút và thực hiện đầu tư; thu hút đầu tư còn dàn trải, không có trọng tâm, không hiệu quả; cơ chế chính sách trong lĩnh vực thu hút đầu tư còn chưa thống nhất, chưa thực sự hỗ trợ nhà đầu tư và có những điểm không phù hợp do chưa thấu hiểu được nguyện vọng, yêu cầu của nhà đầu tư. Nghiên cứu để xây dựng những chiến lược cho công tác thu hút trong thời gian tới là vấn đề cần thiết để Đắk Nông phát huy được các lợi thế tiềm năng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. Thực trạng thu hút đầu tư vào Đắk Nông trong thời gian qua 2.1. Tình hình thu hút các dự án đầu tư Là địa phương tuy còn non trẻ, song Đắk Nông đã nỗ lực nhất định để phát huy được những lợi thế của mình trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Từ khi thành lập tỉnh từ năm 2004 đến nay, tình hình thu hút đầu tư của tỉnh đã có những chuyển biến nhất định. Năm 2004 tỉnh mới có 4 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách được cấp phép nhưng qua năm 2005 tỉnh đã thu hút thêm 10 dự án; tăng 2,5 lần so với năm 2004. Đây cũng là năm trên địa bàn tỉnh diễn ra tình hình thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh khá sôi động. Nguyên nhân chính của làn sóng này là do Đắk Nông vừa được tách tỉnh, diện tích đất dành cho sản xuất còn nhiều, nên nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào tỉnh với mục đích giữ đất. Mặc dù làn sóng đầu tư vào tỉnh trong năm này diễn ra sôi động, tuy nhiên số dự án được cấp giấy chứng nhận Bảng 1: Thu hút đầu tư ngoài ngân sách tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2004 – 2012 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số dự án được cấp phép (dự án) 4 10 8 11 16 14 20 13 18 114 Số vốn đăng ký (tỷ đồng) 300 137 446 942 907 2.431 1.277 7.952 694 15.086 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và tính toán của nhóm tác giả 68 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014 Tổng Phát Triển Kinh Tế Địa Phương đầu tư chỉ có 10 dự án, những dự án còn lại chưa đủ điều kiện. Giai đoạn 2006 – 2008 số dự án được cấp phép bắt đầu tăng, đây là giai đoạn tỉnh có những hỗ trợ tích cực cho nhà đầu tư. Năm 2009, số dự án cấp phép đầu tư giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên có tác động xấu đến nền kinh tế VN nói chung và hoạt động thu hút đầu tư nói riêng. Giai đoạn 2010 – 2012 nhìn chung tổng số dự án được cấp phép tăng so với giai đoạn trước. Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có tổng số 114 dự án ngoài ngân sách được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 15.086 tỷ đồng, được chia theo lĩnh vực như Hình 1 và Hình 2 Hai hình trên cho thấy khoáng sản là lĩnh vực thu hút được những dự án có vốn đầu tư lớn. Lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp vốn có tiềm năng lớn nhưng đến thời điểm hiện tại lĩnh vực này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các lĩnh vực còn lại có số dự án và vốn đầu tư rất thấp. Tình hình thu hút các dự án FDI thời gian qua cũng còn hạn chế cả về số dự án và số vốn đăng ký. Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 9 dự án FDI, trong đó có 7 dự án đã được cấp giấy phép đầu tư và 2 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư đăng ký là 34,29 triệu USD. Các dự án FDI thời gian qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản. Mặc dù đây là thế mạnh của tỉnh, tuy nhiên với tình hình thu hút dự án FDI vào 2 lĩnh vực này thời gian qua thật sự cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát Hình 1: Tỷ trọng số dự án đầu tư chia theo lĩnh vực Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và tính toán của nhóm tác giả Hình 2: Tỷ trọng tổng vốn đầu tư chia theo lĩnh vực Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và tính toán của nhóm tác giả triển của Tỉnh. 2.2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư Mặc dù giai đoạn 2004 – 2012 đã thu hút được số lượng dự án đầu tư ngoài ngân sách với số vốn tương đối khả quan, số lượng tăng lên qua các năm cả về số dự án và số vốn đầu tư. Tuy nhiên, con số 114 dự án chỉ là số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, còn tình trạng hoạt động của các dự án này lại là bức tranh khác. Số lượng dự án không hoạt động và tạm dừng hoạt động cho thấy bức tranh không mấy khả quan về tình hình thực hiện các dự án đầu tư. Nhiều dự án được cấp giấy phép đã tiến hành đầu tư một số hạng mục nhưng phải tạm dừng vì năng lực tài chính của chủ đầu tư không đảm bảo. Một số dự án lại vướng ở khâu thoả thuận đền bù giải phóng mặt bằng hoặc tranh chấp với người dân nên nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn để tiếp tục triển khai dự án. Thực trạng thu hút và triển khai dự án đầu tư tại Đắk Nông cho thấy bên cạnh những thế mạnh nhất định, tỉnh vẫn còn nhiều điểm yếu và thách thức trong công tác thu hút đầu tư. Khắc phục nhũng điểm yếu, tìm hiểu những cơ hội để khai thác Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014 PHÁT T ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến lược thu hút đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 Phát Triển Kinh Tế Địa Phương Chiến lược thu hút đầu tư vào tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 TS. Đỗ Phú Trần Tình Ths. Nguyễn Thanh Huyền CN. Nguyễn Văn Nên Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM T rên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích SWOT trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, bài viết đã xây dựng năm chiến lược mà Đắk Nông cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong thời gian tới là: (1) Xây dựng các ngành trọng điểm và chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư; (2) Hoàn thiện cơ chế hoạt động xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh marketing địa phương; (3) Cải cách hành chính trong thu hút đầu tư; (4) Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư; và (5) Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Từ khóa: Chiến lược, đầu tư, Đắk Nông. 1. Đặt vấn đề Đắk Nông là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, vốn tích lũy thấp và phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư từ trung ương. Việc thu hút đầu tư và thực hiện dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn yếu kém, chưa tận dụng được các thế mạnh của tỉnh, chưa đóng góp xứng tầm cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Một trong những lý do chính là chưa có định hướng chiến lược đúng đắn, rõ ràng để thực hiện thu hút và thực hiện đầu tư; thu hút đầu tư còn dàn trải, không có trọng tâm, không hiệu quả; cơ chế chính sách trong lĩnh vực thu hút đầu tư còn chưa thống nhất, chưa thực sự hỗ trợ nhà đầu tư và có những điểm không phù hợp do chưa thấu hiểu được nguyện vọng, yêu cầu của nhà đầu tư. Nghiên cứu để xây dựng những chiến lược cho công tác thu hút trong thời gian tới là vấn đề cần thiết để Đắk Nông phát huy được các lợi thế tiềm năng, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. Thực trạng thu hút đầu tư vào Đắk Nông trong thời gian qua 2.1. Tình hình thu hút các dự án đầu tư Là địa phương tuy còn non trẻ, song Đắk Nông đã nỗ lực nhất định để phát huy được những lợi thế của mình trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Từ khi thành lập tỉnh từ năm 2004 đến nay, tình hình thu hút đầu tư của tỉnh đã có những chuyển biến nhất định. Năm 2004 tỉnh mới có 4 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách được cấp phép nhưng qua năm 2005 tỉnh đã thu hút thêm 10 dự án; tăng 2,5 lần so với năm 2004. Đây cũng là năm trên địa bàn tỉnh diễn ra tình hình thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh khá sôi động. Nguyên nhân chính của làn sóng này là do Đắk Nông vừa được tách tỉnh, diện tích đất dành cho sản xuất còn nhiều, nên nhiều nhà đầu tư đã đầu tư vào tỉnh với mục đích giữ đất. Mặc dù làn sóng đầu tư vào tỉnh trong năm này diễn ra sôi động, tuy nhiên số dự án được cấp giấy chứng nhận Bảng 1: Thu hút đầu tư ngoài ngân sách tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2004 – 2012 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số dự án được cấp phép (dự án) 4 10 8 11 16 14 20 13 18 114 Số vốn đăng ký (tỷ đồng) 300 137 446 942 907 2.431 1.277 7.952 694 15.086 Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và tính toán của nhóm tác giả 68 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014 Tổng Phát Triển Kinh Tế Địa Phương đầu tư chỉ có 10 dự án, những dự án còn lại chưa đủ điều kiện. Giai đoạn 2006 – 2008 số dự án được cấp phép bắt đầu tăng, đây là giai đoạn tỉnh có những hỗ trợ tích cực cho nhà đầu tư. Năm 2009, số dự án cấp phép đầu tư giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên có tác động xấu đến nền kinh tế VN nói chung và hoạt động thu hút đầu tư nói riêng. Giai đoạn 2010 – 2012 nhìn chung tổng số dự án được cấp phép tăng so với giai đoạn trước. Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có tổng số 114 dự án ngoài ngân sách được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 15.086 tỷ đồng, được chia theo lĩnh vực như Hình 1 và Hình 2 Hai hình trên cho thấy khoáng sản là lĩnh vực thu hút được những dự án có vốn đầu tư lớn. Lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp vốn có tiềm năng lớn nhưng đến thời điểm hiện tại lĩnh vực này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các lĩnh vực còn lại có số dự án và vốn đầu tư rất thấp. Tình hình thu hút các dự án FDI thời gian qua cũng còn hạn chế cả về số dự án và số vốn đăng ký. Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 9 dự án FDI, trong đó có 7 dự án đã được cấp giấy phép đầu tư và 2 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư đăng ký là 34,29 triệu USD. Các dự án FDI thời gian qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản. Mặc dù đây là thế mạnh của tỉnh, tuy nhiên với tình hình thu hút dự án FDI vào 2 lĩnh vực này thời gian qua thật sự cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát Hình 1: Tỷ trọng số dự án đầu tư chia theo lĩnh vực Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và tính toán của nhóm tác giả Hình 2: Tỷ trọng tổng vốn đầu tư chia theo lĩnh vực Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư và tính toán của nhóm tác giả triển của Tỉnh. 2.2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư Mặc dù giai đoạn 2004 – 2012 đã thu hút được số lượng dự án đầu tư ngoài ngân sách với số vốn tương đối khả quan, số lượng tăng lên qua các năm cả về số dự án và số vốn đầu tư. Tuy nhiên, con số 114 dự án chỉ là số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, còn tình trạng hoạt động của các dự án này lại là bức tranh khác. Số lượng dự án không hoạt động và tạm dừng hoạt động cho thấy bức tranh không mấy khả quan về tình hình thực hiện các dự án đầu tư. Nhiều dự án được cấp giấy phép đã tiến hành đầu tư một số hạng mục nhưng phải tạm dừng vì năng lực tài chính của chủ đầu tư không đảm bảo. Một số dự án lại vướng ở khâu thoả thuận đền bù giải phóng mặt bằng hoặc tranh chấp với người dân nên nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn để tiếp tục triển khai dự án. Thực trạng thu hút và triển khai dự án đầu tư tại Đắk Nông cho thấy bên cạnh những thế mạnh nhất định, tỉnh vẫn còn nhiều điểm yếu và thách thức trong công tác thu hút đầu tư. Khắc phục nhũng điểm yếu, tìm hiểu những cơ hội để khai thác Số 15 (25) - Tháng 03-04/2014 PHÁT T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tình hình thu hút các dự án đầu tư Chiến lược thu hút đầu tư Thu hút đầu tư vào tỉnh Đắk Nông Marketing địa phương Cải cách hành chính trong thu hút đầu tư Phát triển nguồn nhân lựcTài liệu liên quan:
-
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 385 0 0 -
22 trang 362 0 0
-
7 trang 278 0 0
-
52 trang 116 0 0
-
116 trang 105 0 0
-
9 trang 96 1 0
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
53 trang 90 0 0 -
Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay
7 trang 88 0 0 -
Quản lý trong thế kỷ 21 và vai trò của người quản lí trong xã hội thông tin - TS Bế Trung Anh
16 trang 81 0 0 -
31 trang 73 0 0