Danh mục

Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị nô dịch

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu rõ chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức. Chiến thắng đã chứng minh các dân tộc thuộc địa dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết, với đường lối đúng đắn có thể đánh bại được chủ nghĩa thực dân; Điện Biện Phủ không chỉ chỉ ra con đường giải phóng mà còn tiếp sức cho các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị nô dịchJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0050Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 3-9This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ MỞ RA CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG CHO CÁC DÂN TỘC BỊ NÔ DỊCH Đỗ Thanh Bình Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết nêu rõ chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức. Chiến thắng đã chứng minh các dân tộc thuộc địa dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết, với đường lối đúng đắn,. . . có thể đánh bại được chủ nghĩa thực dân; Điện Biện Phủ không chỉ chỉ ra con đường giải phóng mà còn tiếp sức cho các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ cuối năm 1954, một cao trào giải phóng dân tộc đã bùng nổ mạnh mẽ và giành thắng lợi do tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ khóa: Chiến thắng Điện Biên Phủ, các dân tộc bị áp bức, giải phóng, thuộc địa, chủ nghĩa thực dân.1. Mở đầu Bàn về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với thế giới, đặc biệt là đối với phongtrào giải phóng dân tộc đã có khá nhiều bài viết ở các góc độ và cách tiếp cận khác nhau, chúngtôi xin dẫn ra một số bài tiêu biểu sau đây: Các tác giả Phan Ngọc Liên và Đỗ Thanh Bình vớibài Ảnh hưởng và tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với phong trào giải phóng dân tộcđăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1 năm 1984. Một năm sau, vào năm 1985, bài Điện BiênPhủ và phong trào giải dan tộc ở các nước Bắc Phi thuộc Pháp của Võ Kim Cương công bố trongtuyển tập Mấy vấn đề về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ do Nxb Khoa học Xã hội ấn hành, HàNội, 1985. Đến năm 2004 lại có một số bài viết đề cập đến vấn đề này, trong đó phải kể đến cácbài viết của Đại tá Hán Văn Tâm: Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối phong trào giảiphóng dân tộc, của Đỗ Thanh Bình với bài Chiến thắng Điện Biên Phủ - sự kiện thay đổi dònglịch sử,. . . Các bài viết này chủ yếu tập trung vào một chủ đề về những ảnh hưởng và tác động củachiến thắng Điện Biên Phủ tới cuộc đấu tranh chống thực dân cũ của các dân tộc bị áp bức trên thếgiới, trước hết là các dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ latinh. Những tác động này thểhiện rõ nhất là ở sự nêu gương và cổ vũ của chiến thắng đối với các dân tộc thuộc địa. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào làm rõ Chiến thắng Điện Biên Phủ nêu một tấmgương cho các nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc: Một nước đất không rộng, người khôngđông nhưng biết đoàn kết, có đường lối đấu tranh đúng đắn,. . . có thể đánh bại được một đế quốclớn. Chiến thắng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ không chỉ vạch ra con đường giải phóngcho các dân tộc thuộc địa mà còn “tiếp sức”cho cuộc đấu tranh chống thực dân của các dân tộc đó.Đồng thời bài báo cũng chỉ ra thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới do chiến thắngĐiện Biên Phủ mở ra.Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015Liên hệ: Đỗ Thanh Bình, e-mail: dothanhbinh1951@yahoo.com 3 Đỗ Thanh Bình2. Nội dung nghiên cứu Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập,toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi này không chỉ bảo vệ được thành quả cáchmạng mà nhân dân ta giành được từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, không chỉ là mốc vàng lịchsử trong cuộc đấu tranh giữ nước của Việt Nam, mà ý nghĩa của nó còn vượt ra khỏi biên giới quốcgia, mang tầm quốc tế, trước hết là đối với các dân tộc đang đấu tranh chống lại ách thực dân, đếquốc. Khẳng định điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân ViệtNam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hòa bình dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thếgiới” [1;771]. Trước hết, nó là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức, nó đã mở ra con đườnggiải phóng cho các dân tộc bị thực dân nô dịch.2.1. Các dân tộc thuộc địa có thể đánh bại được chủ nghĩa thực dân Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945), chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt - bộphận cực đoan nhất của nghĩa đế quốc bị thất bại. Bản thân các nước phương Tây - những nước cónhiều thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh - trong thời kì chiến tranh bị các nướcphát xít giáng cho những đòn chí mạng không những ở chính quốc mà ngay cả ở các thuộc địa củahọ, do đó các nước này không còn giữ được thuộc địa và bị suy yếu nghiêm trọng sau Chiến tranhthế giới thứ hai. Nói chung, “Những năm đầu sau chiến tranh,... hầu hết ...

Tài liệu được xem nhiều: