Danh mục

Chiến thắng kiểu Pyrros

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.01 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Danh tướng Pyrros của Hy Lạp cổ đại Chiến thắng kiểu Pyrros hay Chiến thắng kiểu Pyrrhic là một thành ngữ để chỉ một thắng lợi với những tổn thất có tính huỷ diệt ở phe chiến thắng; thuật ngữ này mang ý nghĩa thắng lợi đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại. Thuật ngữ này được đặt tên theo vị vua - chiến binh kiệt xuất xứ Ipiros (Hy Lạp) là Pyrros. Trong cuộc chiến tranh cùng tên, ông đánh tan tác quân La Mã trong trận đánh tại Heraclea vào năm 280 trước Công nguyên,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến thắng kiểu Pyrros Chiến thắng kiểu Pyrros Danh tướng Pyrros của Hy Lạp cổ đạiChiến thắng kiểu Pyrros hay Chiến thắng kiểu Pyrrhic là một thành ngữ để chỉmột thắng lợi với những tổn thất có tính huỷ diệt ở phe chiến thắng; thuật ngữ nàymang ý nghĩa thắng lợi đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại.Thuật ngữ này được đặt tên theo vị vua - chiến binh kiệt xuất xứ Ipiros (Hy Lạp)là Pyrros. Trong cuộc chiến tranh cùng tên, ông đánh tan tác quân La Mã trongtrận đánh tại Heraclea vào năm 280 trước Công nguyên, và mất không ít cận tướngtrung thành và xuất sắc hơn cả trong trận thắng này. Sau đó, ông lại một lần nữađánh tan tác quân La Mã trong trận đánh tại Asculum vào năm 279 trước Côngnguyên. Bản thân ông cũng bị thương ở tay do trúng lao. Sau chiến thắng tạiAsculum, khi có ai đó tôn vinh chiến công của ông, nhà vua - do phải chịu tổn thấtthật nặng nề - nên hồi đáp: [1] Thêm một trận thắng như vậy sẽ kết liễu sự nghiệp của Ta.“ ” —PyrrosTrong cả hai chiến thắng nêu trên, quân đội La Mã đều chịu thương vong nặnghơn rất nhiều so với quân Ipiros. Tuy nhiên, quân La Mã có nguồn binh lực dồidào và những tổn thất đó không gây ảnh hưởng lớn đến nỗ lực chiến tranh của họ.Trong khi đó, một phần đáng kể các chiến binh của Pyrros đều hy sinh, mà phầnlớn trong số các chiến binh trận vong này lại là các bạn hữu và tướng lĩnh hàngđầu của nhà vua. Nhà vua không thể tuyển mộ tân binh, chưa kể các đồng minhcủa ông cũng không thực sự đoàn kết. Cứ sau mỗi thất bại, người La Mã lại càngtiến gần hơn đến thắng lợi.[1] Cuối cùng, chỉ bốn năm sau chiến thắng tại Asculum,đội quân kiệt quệ của Pyrros đã chịu một thất bại quyết định tại Beneventum vàonăm 275 trước Công nguyên, do đó cuộc chiến tranh Pyrros kết thúc với việc quânLa Mã toàn thắng. [2]Nhiều sử liệu thuật lại câu nói của vua Ipiros sau trận thắng tại Asculum là: Saumột chiến thắng kiểu này nữa, Ta sẽ đơn thương độc mã quay về xứ Ipiros,[3]hoặc là Nếu quân ta đánh thắng giặc La Mã thêm một trận nữa, hẳn là quân ta sẽnhận lấy thất bại.[4][ ] Một số trường hợp được xem là chiến thắng kiểu Pyrros Vào năm 1288 trước Công Nguyên, vua Ai Cập là Ramesses II thân chinh  cầm binh đi đánh nước Hatti ở phía Bắc. Quân Ai Cập bị quân Hatti vây hãm nên thất thế. Tuy nhiên, Ramesses II xoay chuyển tình hình và đánh tan tác quân Hatti. Tuy nhiên, đây là một chiến thắng kiểu Pyrros vì ông không thể chiếm nổi Kadesh. [5] Vào năm 394 trước Công Nguyên, vua xứ Sparta là Agesilaos II giành  chiến thắng kiểu Pyrros trước liên quân Thebes - Argos trong Koronea vào năm 394 trước Công Nguyên, trong cuộc chiến tranh Kórinthos giữa các thị quốc Hy Lạp cổ đại. [6] Vào năm 362 trước Công Nguyên, trong trận Mantinea, quân Thebes giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân Sparta. Cái giá của chiến thắng này là thất bại trong tham vọng bành trướng của người Thebes, kết thúc những năm tháng bá chủ của họ trên toàn cõi Hy Lạp.[7] Danh tướng Thebes là Epaminondas cũng hy sinh trong trận đánh này. [8] Trong trận Heraclea vào năm 280 trước Công Nguyên (Cuộc Chiến tranh Pyrros tại Ý), vua xứ Ipiros là Pyrros cùng với quân dân Tarentum đại thắng quân La Mã. Quân La Mã tổn thất nhiều hơn, nhưng binh lực của Pyrros cũng hao tổn cao và trong số đó có biết bao nhiêu là cận tướng của ông. [9] Vào năm 279 trước Công Nguyên, Pyrros cùng với quân dân Đại Hy Lạp một lần nữa đánh bại quân La Mã trong trận Asculum. Cả hai bên đều hứng chịu tổn thất kinh hoàng, nhưng Pyrros không thể có thêm tiếp tế về binh lực và hậu cần do đó đứng bên bờ thất bại. Chính thuật ngữ chiến thắng kiểu Pyrros xuất phát từ điển cố này. [9] Trong cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất vào năm 1099 do Giáo hội La Mã phát động chống lại các Vương triều Hồi giáo, các Vương quốc Tây Âu đã chiếm lĩnh được thánh địa Jerusalem. Tuy nhiên, họ mắc những vấn đề nghiêm trọng: để thắng lợi, họ phải chịu thương vong khủng khiếp, và làm mất uy tín của Giáo hội phong kiến như một thế lực bảo vệ bình yên. [10] Trong cuộc Chiến tranh Ottoman-Habsburg, khi hạm đội Ottoman tấn công xứ Malta và vây hãm pháo đài Thánh Elmo của quân dân Malta (1565), Bộ Tư lệnh quân Ottoman đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Tuy họ vẫn kiên quyết đánh chiếm Malta, quân Ottoman chịu tổn thất nặng nề và quan Tổng đốc quân sự Turgut Reis cũng hy sinh. Thành thử, dù thành Thánh Elmo thất thủ, sau cùng quân Ottoman không thể thắng nổi Malta. [11] Trong cuộc Chiến tranh Ottoman-Venezia lần thứ năm, hạm đội Liên minh thần thánh đại thắng thủy binh Ottoman trong Lepanto vào năm 1571. Tuy chiến thắng này mang lại vinh dự cho Ki-tô giáo, người Ottoman quyết tâm ...

Tài liệu được xem nhiều: