Danh mục

Chiến Thuật Đánh Vào Tâm Lý

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 142.47 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những người theo con đường binh nghiệp thường rất coi trọng chiến thuật đánh vào tâm lý đó chính là kiến thức thường nhật của con người. Việc áp dụng phương pháp đánh vào tâm lý “không cần đánh mà có thể chiến thắng được quân địch“ luôn là mục tiêu mà các nhà quân sự nổi tiếng trong và ngoài nước từ trước đến nay theo đuổi. Trong lĩnh vực quân sự, chiến thuật đánh vào tâm lý được sử dụng hết sức rộng rãi và đã để lại rất nhiều các chiến tích lưu truyền ngàn đời sau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến Thuật Đánh Vào Tâm Lý Chiến Thuật Đánh Vào Tâm Lý Những người theo con đường binh nghiệp thường rất coi trọng chiến thuật đánh vào tâm lý đó chính là kiến thức thường nhật của con người. Việc áp dụng phương pháp đánh vào tâm lý “không cần đánh mà có thể chiến thắng được quân địch“ luôn là mục tiêu mà các nhà quân sự nổi tiếng trong và ngoài nước từ trước đến nay theo đuổi. Trong lĩnh vực quân sự, chiến thuật đánh vào tâm lý được sử dụng hết sức rộng rãi và đã để lại rất nhiều các chiến tích lưu truyền ngàn đời sau ví dụ như Gia Cát Lượng bảy lần đánh bại Mạnh Hoạch... Cũng giống như vậy, chiến thuật đánh vào tư tưởng rất được những người ăn nói khéo léo coi trọng. Bởi vì họ hiểu rằng nên sử dụng tài ăn nói của một người như thế nào cho tốt, nếu như không thể mở được cánh cửa tâm hồn của người khác, không được chạm vào nơi sâu kín nhất trong tâm hồn người khác, không còn cách nào khác để nối kết với tâm hồn của con người không có cách nào để có tiếng nói chung, vậy thì người nghe sẽ không nghe lời của anh ta hoặc sẽ vào tai bên này và ra ở tai bên kia và tất nhiên sẽ không để tâm đến. Do vậy, việc mở cánh cửa tâm hồn, tiếp xúc với tâm linh của người khác chính là mấu chốt để phát huy tác dụng của lời nói trong thuật nói chuyện của nhà thông thái. Còn về việc làm thế nào để mở ra cánh cửa tâm hồn của người khác, làm thế nào để thuật nói chuyện của nhà thông thái phát huy tác dụng, có thể nói việc cố gắng tiếp xúc với mọi tình huống, giỏi giang trong việc sử dụng biện pháp khích tướng, nắm vững tâm lý một cách khéo léo.. chính là những biện pháp có hiệu quả nhất. Chương 1: Tình Cảm Thật Sự Phải Phù Hợp Với Hoàn Cảnh Tương Ứng Khi nói chuyện cũng nên suy nghĩ, chú ý kết hợp hài hoà với hoàn cảnh xung quanh. Tục ngữ nói rằng: “đến núi nào thì viết bài ca ấy“ chính là cũng có ý như vậy. Đương nhiên, phạm vi hoàn cảnh của cuộc nói chuyện cũng có độ rộng hẹp của nó, nó bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và các nhân tố có liên quan đến hai người nói chuyện như: thân phận, địa vị, tư tưởng, tính cách, tâm lý, hoàn cảnh... Vận dùng thuật đánh vào tâm lý để mở cánh cửa sổ tâm hồn của người khác càng nên chú ý đến sự hoà hợp với hoàn cảnh, phải hết sức giao hoà với hoàn cảnh, nếu không sẽ bị người khác cười chê hoặc đạt được hiệu quả ngược lại. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một vài ví dụ về những câu chuyện của nhà thông thái đã làm được việc dung hoà với cảnh vật. Câu nói thông minh của Đông Phương Sóc đã cứu nhũ mẫu Nghe kể lại rằng nhũ mẫu của Hán Vũ Đế mắc tội bên ngoài cung nên bị đưa về cung, bị bắt đến trước mặt Hán Vũ Đế và giao cho Hán Vũ Đế xử lý. Hán Vũ Đế muốn xử nhũ mẫu theo luật. Đang khi nguy cấp, bà nhũ mẫu bèn cầu cứu Đông Phương Sóc. Đông Phương Sóc đã nhận lời với nhũ mẫu để thử xem, ông nói với nhũ mẫu rằng: “Nếu muốn được giải cứu, khi bị bắt, bà nên chú ý nhìn vào Vũ Đế, nhưng bà nhất định không được nói gì, chỉ có như vậy bà mới có hy vọng được cứu thoát“. Nhũ mẫu y lời làm theo, khi bà bị bắt và bị đưa đến trước mặt Hán Vũ Đế, quả nhiên bà đã khấu đầu ba cái và cứ chú ý nhìn Hán Vũ Đế, đôi mắt bà để lộ ra tia ai oán và thê lương. Đông Phương Sóc lúc này đang ở bên Hán Vũ Đế liền nhân cơ hội nói với nhũ mẫu rằng: “Ngươi cũng thật là ngốc nghếch, hoàng đế hiện nay đã lớn khôn rồi thì còn cần gì đến sữa của ngươi để sống nữa.“ Hán Vũ Đế nghe vậy mặt bỗng biến sắc, thế là bèn miễn tội cho nhũ mẫu. Câu nói này của Đông Phương Sóc được nói rất đúng lúc, đã đạt đến độ dung hoà với cảnh tượng và tự nhiên cũng đạt được mục đích là mở được cánh cửa sổ tâm hồn của Hán Vũ Đế và làm cho Hán Vũ Đế cảm động. Về vẻ bề ngoài, Đông Phương Sóc đang chỉ trích nhũ mẫu là quá ngốc nghếch, cứ cho rằng Vũ Đế phải cần sữa của bà để sống, nhưng câu nói của Đông Phương Sóc còn có một hàm ý khác là: Trước đây, Hán Vũ Đế đã sống nhờ vào sữa của nhũ mẫu, nhũ mẫu đã có ơn dưỡng dục đối với ông, vậy mà khi nhũ mẫu bị bắt, ông vẫn không động lòng hay sao? Hán Vũ Đế, một người văn thao võ lược, một anh hùng của cả một thời đại tại sao lại không hiểu ngầm ý của Đông Phương Sóc cơ chứ, câu nói của Đông Phương Sóc đã làm thức tỉnh Hán Vũ Đế rằng không nên quên đi công lao của nhũ mẫu, như vậy ông đã tự nhiên tha tội cho nhũ mẫu, đó cũng là một việc hợp tình hợp lý. Chúng ta hãy xem câu chuyện dưới đây: Mưu sĩ đoán chữ làm kinh hoàng hoàng đế Những năm cuối triều Minh, Lý Tự Thành đem quân đến dưới chân thành Bắc Kinh, giang sơn nhà Đại Minh bị nguy cấp. Hoàng đế Sùng Trinh vô cùng kinh hoàng, không nghĩ ra kế gì để đối phó. Lý Tự Thành để đánh phá hoàng đế Sùng Trinh từ trong tâm lý, phái mưu sĩ đoán chữ, bày dưới chân thành một cuộc đoán chữ, treo lên một tấm biển, trên đó có viết. “Quỷ Cốc vi sư. Quản Cách vi hữu“ (Quỷ Cốc là thày, Quản Cách là bạn). Đúng ngày đó, hoàng đế Sùng Trinh ăn mặc bình thường đi vi hành đến đó, nói là muốn xem việc nước. Người đoán chữ hỏi muốn đoán chữ gì. Hoàng đế Sùng Trinh trả lời: “Vậy thì đoán chữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: