Thông tin tài liệu:
Cuộc chiến tranh Pyrros (280 - 275 trước Công nguyên) là một loạt các trận đánh và sự thay đổi liên minh chính trị phức tạp giữa người Hy Lạp (cụ thể là Ipiros, Macedonia và các thành bang của Đại Hy Lạp), người La Mã, các dân tộc của Ý (chủ yếu là người Samnite và Etruscan), và người Carthage. [1][2]Chiến tranh Pyrros đầu tiên bắt nguồn từ một cuộc xô xát giữa người La Mã và thành phố Tarentum, do một viên quan Tổng tài La Mã vi phạm Hiệp ước Hải quân giữa hai bên. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến tranh Pyrros Chiến tranh Pyrros Cuộc hành trình của Pyrros của Ipiros trong suốt chiến dịch của ông ở miền nam Ý và Sicily..Thời gian 280–275 TCNĐịa điểm Miền nam Ý, Sicily Chiến thắng của Cộng hòa LaKết quả Mã Tham chiếnCộng hòa La Mã IpirosCarthage Magna Graecia Samnium Chỉ huy Pyrros của IpirosPublius ValeriusLaevinusPublius Decius Mus Tổn thấthơn 13 nghìn chết hơn 7.500 chết. [hiện]x•t•sChiến tranh PyrrosCuộc chiến tranh Pyrros (280 - 275 trước Công nguyên) là một loạt các trậnđánh và sự thay đổi liên minh chính trị phức tạp giữa người Hy Lạp (cụ thể làIpiros, Macedonia và các thành bang của Đại Hy Lạp), người La Mã, các dân tộccủa Ý (chủ yếu là người Samnite và Etruscan), và người Carthage. [1][2]Chiến tranh Pyrros đầu tiên bắt nguồn từ một cuộc xô xát giữa người La Mã vàthành phố Tarentum, do một viên quan Tổng tài La Mã vi phạm Hiệp ước Hảiquân giữa hai bên. Tuy nhiên, xứ Tarentum lại cầu viện vua xứ Ipiros người HyLạp là Pyrros giữa lúc ông đang chiến đấu chống quân Corcyra. Vua Pyrros quyếtđịnh họp binh với người Tarentum và tham chiến một loạt những cuộc chiến phứctạp liên quan đến Tarentum, La Mã, Samnite, Etruscan và Thurii (cũng như cácthành phố khác của vùng Đại Hy Lạp). Không những thế, tình hình càng trở nênphức tạp khi ông còn can dự vào các mối xung đột chính trị trong nội bộ của xứSicilia, cũng như cuộc khởi nghĩa của nhân dân Sicilia chống lại ách thống trị củangười Carthage.Cuộc chinh chiến của vua Pyrros tại xứ Sicilia làm giảm sút đáng kể ảnh hưởngcủa người Carthage tại đây. Nhưng cuộc chinh chiến của ông tại Ý thì hầu như đềukhông đem lại kết quả gì, song lại có tác động lâu dài. Cuộc chiến tranh Pyrrosminh chứng rằng các thành bang của nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã trở nên yếukém trong việc bảo vệ nền độc lập của các khu định cư tại Đại Hy Lạp và rằng cácquân đoàn Lê dương La Mã đã có đủ khả năng cạnh tranh với quân đội của cácquốc gia Hy Lạp hóa - thế lực chi phối vùng Địa Trung Hải vào thời điểm đó.Điều này mở đường cho người La Mã mở rộng ách thống trị vượt ra ngoài Đại HyLạp và góp phần củng cố quyền lực của họ ở Ý.Mục lục 1 Bối cảnh 2 Tarentum cầu viện vua Ipiros 3 Chiến tranh bắt đầu 4 Trận Asculum 5 Liên minh với Carthage 6 Chiến dịch Sicilia 7 Trận Beneventum 8 Kết quả 9 Biên niên sử của cuộc chiến 10 Chú thích 11 Tài liệu tham khảo [ ] Bối cảnhBản đồ mô tả vị trí của nền văn minh Etruscan và mười hai thành phố của Liênminh Etruscan, vào khoảng năm 500 TCN. Ảnh hưởng này của Etruscan đã bị suygiảm rất nhiều trong suốt cuộc chiến tranh Pyrros.Trong thời điểm cuộc chiến tranh Pyrros nổ ra, bán đảo Ý đang trải qua giai đoạndần dần hợp nhất dưới sự bá quyền của người La Mã trong vòng nhiều thế kỷ.Trong cuộc chiến tranh Latinh (340 - 338 trước Công nguyên), vùng Latium rơivào tay của quân La Mã. Nếu quân La Mã cũng triệt hạ tận gốc sự phản kháng củanhân dân Samite, thì sự bá quyền sẽ chết yểu với vài cuộc xung đột nhỏ - đồngthờilà tàn dư của cuộc chiến tranh Samnite (343 - 290 trước Công nguyên) ngàytrước.Ở phía bắc vùng Latinum do người La Mã thống trị là các thành phố của ngườiEtruscan, còn ở phía nam vùng Samnium là các thành bang của người Hy Lạp(vùng Đại Hy Lạp). Năm xưa, các thành bang độc lập chính trị ở phía nam Ý vàSicila được những di dân Hy Lạp vào các thế kỉ thức 7 và 8 trước Công nguyên.Nhờ có các thành bang này, nền văn minh La Mã cổ được Hy Lạp hóa.Trên đảo Sicilia ngày trước, xung đột giữa các thành phố vùng Đại Hy Lạp và khuđịnh cư của người Carthage cũng đã hình thành vào thế kỉ thứ 7 và 8 trước Côngnguyên, đã trở thành mối mâu thuẫn không ngừng.[ ] Tarentum cầu viện vua IpirosVào năm 282 TCN, xứ Thurii lâm vào mâu thuẫn với các thành bang khác, do đóhọ cầu viện quân La Mã. Đáp lại, chính quyền La Mã phái một hạm đội đến vịnhTarentum. Nhân dân Tarentum coi đây một hành vi vi phạm hiệp ước giữa họ vàngười La Mã, theo đó người La Mã không có quyền xâm phạm vào vùng biểnTarentine. Trước tình cảnh đó, nhân dân Tarentum đã tấn công hạm đội, đánhchìm một số tàu và đuổi số còn lại ra khỏi vịnh. Sự kiện này khiến người La Mãsửng sốt và giận dữ, họ bèn phái một viên sứ thần tới để giàn xếp vụ việc. Tuynhiên, việc đàm phán đã không đi đến đâu, và do đó, quân La Mã tuyên chiến vớixứ Tarentum.Người Tarentum nghĩ đến chuyện cầu cứu các thành bang Hy Lạp trên đất liền, vàcầu viện vua xứ Ipiros là Pyrros kéo đại quân đến đánh đuổi quân xâm lược La Mã.Với khát vọng xây dựng một đế quốc hùng cường, Pyrros thấy cơ hội này như làmột điểm khởi đầu tốt đẹp và dĩ nhiên là ...