Danh mục

Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 297.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1787-1802 là giai đoạn 2 của Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn. Giai đoạn này bắt đầu khi Nguyễn Ánh trở về tái chiếm Gia Định (1787) và kết thúc khi ông đánh bại hoàn toàn lực lượng của nhà Tây Sơn năm 1802, thống nhất hoàn toàn Việt Nam để trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn là Hoàng đế Gia Long.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1787-1802Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn 1787-1802 là giai đoạn 2 củaChiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn. Giai đoạn này bắt đầu khiNguyễn Ánh trở về tái chiếm Gia Định (1787) và kết thúc khi ôngđánh bại hoàn toàn lực lượng của nhà Tây Sơn năm 1802, thống nhấthoàn toàn Việt Nam để trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn làHoàng đế Gia Long.Hoàn cảnhTình hình chính trị, xã hội trong nước dưới triều Tây Sơn mới đượcổn định hoàn toàn từ Đàng Trong ra tới Đàng Ngoài, tức là từ TrungViệt trở ra Bắc Việt. Còn miền Nam Việt bấy giờ thuộc Đông ĐịnhVương Nguyễn Lữ nhưng đang có chiến tranh với quân chúa Nguyễn(Nguyễn Ánh) nên cơ bản, Việt Nam vẫn chưa được thống nhất hoàntoàn. Riêng về đất đai thuộc ảnh hưởng của thế lực Quang Trung thìthực tế chỉ có thể kể từ Thuận Hóa ra Bắc.[3]So sánh lực lượng đôi bênChân dung người lính Tây Sơn năm 1793-Tranh của WilliamAlexander ở Hội AnDựa theo các nguồn tư liệu của Pháp, nhiều nhất chưa có tới 100người Pháp tại Nam Kỳ trước năm 1792, và chỉ có ít người ở lại sauthời điểm đó – có lẽ khoảng 12 sĩ quan và một vài người lính. Trongthời khoảng từ 1799 đến 1802, khi mà sự giao tranh mãnh liệt nhất đãxảy ra trước khi có sự chinh phục Việt Nam của Nguyễn Ánh, chỉ cóbốn sĩ quan hải quân là hãy còn có mặt tại Cochinchina (Đàng Trong)[4] . Vì thế không thể nào nói rằng cá nhân họ đã làm thay đổi diễn biếncủa các sự việc. Tuy nhiên, họ đã huấn luyện quân đội của NguyễnÁnh về các kỹ thuật mới và đã chia sẻ các kỹ thuật chiến đấu giúpcho quân lính và thủy thủ của ông cân bằng được ưu thế với quân độiTây Sơn.Quân chúa Nguyễn tái chiếm Gia ĐịnhVì tranh giành quyền nên anh em Nguyễn Huệ - Nguyễn Nhạc đãkhông có điều kiện kiểm soát đến các xứ thuộc Ðàng Trong nhất là từQui Nhơn (Bình Ðịnh) trở vào, lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đãcùng với các bộ tướng cũ, tháng 9 năm Ðinh Mùi (1787) trở về nước.Chúa Nguyễn đã được dân miền Nam giúp đỡ rất nhiều, có nhiềutướng giỏi đến phò như Võ Tánh, nên chẳng mấy chốc lực lượngNguyễn Ánh đã lớn mạnh.[cần dẫn nguồn][2]Tháng 7 năm Đinh Vị (1787) quân Nguyễn đánh vào Long Xuyên cókết quả. Nguyễn Ánh mạo một bức thơ để Nguyễn Lữ hiểu lầm tháiđộ của viên Trấn thủ Sài Côn là Phạm Văn Tham, lợi dụng sự nghingờ của tướng Tây Sơn[cần dẫn nguồn], Nguyễn Vương chiếm Sa Đéc,Vĩnh Long rồi đóng quân ở Mỹ Tho dùng nơi này làm căn cứ.Ngày 7- 9-1788 quân Nguyễn đánh được Gia Định đuổi được tướngPhạm Văn Tham đang giữ thành này. Từ giờ này trở về sau thành GiaĐịnh nằm dưới sự kiểm soát của họ Nguyễn.Tháng 9-1788, các tàu Dryade, Garonne, Đại úy Cook và Moyse mangnhiều vũ khí đến Sài Côn và một số sỹ quan Pháp là: Olivier, Dayot,Vannier, Laurent André Barisy, De Forsans phần nhiều sở trường vềhải quân và tổ chức các ngành quân đội theo lối Âu châu. Từ giai đoạnnày quân Gia Định của chúa Nguyễn mỗi ngày một mạnh bởi đượcchỉnh bị và cải tổ theo Tây phương về chiến thuật cũng như về chiếnlược.Năm Canh tuất (1790) quân Nguyễn chiếm lại Bình Thuận.Tháng 3 năm Quý Sửu (1793) Nguyễn Phúc Cảnh được lập làm ĐôngCung lănh chức coi Tả quân danh.Chúa Nguyễn củng cố hậu phươngChúa Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long sau nàyCha cố Adran, Giám mục Pigneau de Behaine, vị cố vấn đáng tin cậycủa chúa Nguyễn.Chúa Nguyễn Ánh thi hành ở Gia Định chính sách định quốc an dân.Việc cờ bạc, đàng điếm, mê tín nhảm nhí đều cấm ngặt. các ngạchthuế khóa được đặt ra để lấy ngân sách duy trì quân đội và việc khẩnhoang, trồng trọt được thúc đẩy rất là mạnh mẽ. Mười hai Điền Tuấnquan trong đó có Trịnh Hoài Đức, Ngô Tùng Châu, Lê Quang Địnhđược cử ra để quản lý dân làm ăn cầy cấy.Nhà nước cấp trâu bò và nông cụ cho ai quá nghèo rồi các thứ nàyđược trả bằng thóc vào ngày mùa. Chúa Nguyễn còn tổ chức các đồnđiền ở những vùng cao nguyên. Khai khẩn ở đây là những đội gồmquân lính và dân chúng gọi là đồn điền đội, mỗi người phải nộp đồngniên 6 hộc thóc. Dân mộ được 10 người trở lên đi làm đồn điền tì́ cholàm cai trại và miễn sưu dịch. Nhờ có sự khôn khéo này Nam Kỳ xưakia hoang vu dần dần trở nên trù phú, đông đảo và vui vẻ. Ngườingoại quốc ra vào buôn bán tấp nập. Bấy giờ Nguyễn Vương chú ýrất nhiều đến việc mua các đồ đồng, sắt, gang, thép để làm quân khívà trả bằng ngũ cốc cùng đường cát.[5]Các chiến dịch theo mùa của cả 2 pheQuang Trung, vua nhà Tây SơnĐược Gia Định làm căn cứ có đủ thóc gạo nuôi quân, ngay năm sau làtháng tư năm Canh Tuất (1790) Nguyễn Ánh cho Lê Văn Câu làChưởng Tiền Quân đem 5.000 quân thủy bộ ra đánh thành BìnhThuận. Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành về Gia Định. Lê Văn Câu ở lạigiữ Phan Rí. Sau việc thất bại này Câu bị lột hết chức tước, lấy làmxấu hổ nên uống thuốc độc mà chết.Những việc xuất quân của Gia Định trên đây xét ra không lợi. Bấy giờlà tháng 7, gió Bắc thổi mạnh phải đợi gió thuận thủy quân mới điđánh nhau được.Năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung qua đời, con là Quang Toảnlên ngôi mới 10 tuổi, vì thế Vương nghiệp triều Tây Sơn nhanh chóngrơi vào suy vong. Quang Toản lên ngôi vua, dùng cậu là Bùi ĐắcTuyên làm thái sư giám quốc trông coi mọi việc trong ngoài. Vì QuangToản còn nhỏ quá, Bùi Đắc Tuyên ngày càng chuyên quyền nên trongngoài đều oán, đại thần trong triều ngoài trấn nghi kỵ lẫn nhau.Ðược tin vua Quang Trung băng hà, Nguyễn Ánh rất vui mừng, ôngđẩy mạnh việc chuẩn bị đánh Tây Sơn. Dưới trướng Nguyễn Vươnglúc bấy giờ có nhiều quan chức người nước ngoài như Dayot (ÔngTrí), Philippe Vannier (Ông Chấn), Guilloux, Laurent Barisy (ÔngMân), De Forcant (Ông Lăng), Jean Baptiste Chaigneau, Olivier dePuymanel (Ông Tín), Theodore Lebuen. Những quan chức nầy lànhững cố vấn kỹ thuật cho Nguyễn Vương trong lãnh vực quân sự, vũkhí, đấp thành, v.v...Năm Nhâm tý (1792) chúa Nguyễn tự thân đi đánh Qui Nhơn nhưngcũng không thành công.[3]Từ đấy hằng năm cứ đến mùa gió nồm Phúc Ánh cho quân tiến rađánh các tỉnh miền Trung, khi gió ...

Tài liệu được xem nhiều: