Chế phẩm đạm giàu carotenoid với hàm lượng đạm và carotenoid cao được chiết rút từ đầu tôm thẻ chân trắng bằng quá trình xử lý kết hợp Alcalase và Flavourzyme. Đầu tôm được xử lý ở chế độ tối ưu: đầu tiên xử lý bằng Alcalase ở nồng độ là 0,2% (w/w) trong 2 giờ, tiếp theo xử lý bằng Flavourzyme ở nồng độ 0,1% trong 1 giờ. Chế phẩm đạm giàu carotenoid thu được có hàm lượng protein đạt gần 65% và carotenoid đạt trên 250 mg/kg.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chiết rút chế phẩm đạm giàu carotenoid từ đầu tôm thẻ chân trắng
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn
Soá 1/2013
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
CHIẾT RÚT CHẾ PHẨM ĐẠM GIÀU CAROTENOID
TỪ ĐẦU TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
EXTRACTION OF CAROTENOPROTEIN FROM WHITE SHRIMP HEADS
Phạm Thị Đan Phượng1, Trần Thị Luyến2
Ngày nhận bài: 10/7/2012; Ngày phản biện thông qua: 28/12/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013
TÓM TẮT
Chế phẩm đạm giàu carotenoid với hàm lượng đạm và carotenoid cao được chiết rút từ đầu tôm thẻ chân trắng
bằng quá trình xử lý kết hợp Alcalase và Flavourzyme. Đầu tôm được xử lý ở chế độ tối ưu: đầu tiên xử lý bằng Alcalase
ở nồng độ là 0,2% (w/w) trong 2 giờ, tiếp theo xử lý bằng Flavourzyme ở nồng độ 0,1% trong 1 giờ. Chế phẩm đạm giàu
carotenoid thu được có hàm lượng protein đạt gần 65% và carotenoid đạt trên 250 mg/kg. Bên cạnh đó, chế phẩm có màu
đỏ đẹp, mùi và vị đặc trưng của tôm. Hiệu suất thu hồi chế phẩm carotenoprotein cũng cao hơn khi xử lý bằng cặp enzyme
so với sử dụng enzyme đơn.
Từ khóa: carotenoprotein, đầu tôm thẻ chân trắng, Alcalase, Flavourzyme
ABSTRACT
Carotenoprotein with high protein and carotenoid content has been extracted from white shrimp heads by
combination of Alcalase and Flavourzyme in extraction process. The shrimp heads were first treated with Alcalase (0.2%,
w/w) for 2 h and then with Flavourzyme (0.1%, w/w) for 1 h. The obtained carotenoprotein has protein content of nearly
65% and carotenoid content of approximately 250 mg/kg. Besides, the carotenoprotein has red color and shrimp flavor.
Recovery efficiency of carotenoprotein of the enzyme combination treatment was higher than that of single enzyme
treatment.
Keywords: carotenoprotein, white shrimp heads, Alcalase, Flavourzyme
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu
quan trọng của Việt Nam. Trong quá trình chế biến
tôm, ước khoảng hơn 200.000 tấn phế liệu tôm
được thải ra hàng năm (Trung & Phuong, 2012).
Phế liệu tôm bao gồm 2 thành phần chính là đầu
và vỏ tôm. Trong phế liệu tôm có nhiều thành phần
có giá trị như chitin, protein, khoáng và carotenoid
(Trang Sĩ Trung và cộng sự, 2010). Đặc biệt, trong
đầu tôm chứa một lượng lớn protein có thành phần
acid amin rất cân bằng (Synowiecki & Al-Khateeb,
2000). Ngoài ra, đầu tôm còn chứa carotenoid
(chủ yếu là astaxanthin) có hoạt tính sinh học cao,
được ứng dụng vào lĩnh vực thực phẩm chức
năng, mỹ phẩm và thức ăn thủy sản (Armenta &
1
2
Guerrero-Legarreta, 2009; Higuera-Ciapara và cộng
sự, 2006).
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thu
hồi protein và carotenoid ở dạng hỗn hợp
carotenoid-protein (carotenoprotein) từ đầu tôm để
làm nguyên liệu trong chế biến thực phẩm hoặc thức
ăn cho động vật thủy sản (Chakrabarti, 2002; Holanda
& Netto, 2006; Klomklao và cộng sự, 2009). Tại Việt
Nam, đầu tôm chỉ mới được sử dụng làm nguyên
liệu để thu hồi chitin ở các cơ sở chế biến phế liệu
quy mô nhỏ, thành phần protein và carotenoid chưa
được thu hồi mà thải bỏ vào hệ thống nước thải, làm
giảm hiệu quả sử dụng nguyên liệu và gây ô nhiễm
môi trường. Việc nghiên cứu thu hồi carotenoprotein
trong quá trình sản xuất chitin từ phế liệu tôm và
Phạm Thị Đan Phượng: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang
GS.TS. Trần Thị Luyến: Trường Đại học Nha Trang
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 125
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn
bước đầu đã được nghiên cứu bổ sung vào chế
biến thức ăn cá đã được tiến hành ở quy mô nhỏ
(Phượng và cộng sự, 2008; Trang Sĩ Trung và cộng
sự, 2007). Bên cạnh đó, các nghiên cứu này chỉ
sử dụng một loại enzyme protease mà chưa kết
hợp nhiều loại protease có tính chất khác nhau
(endoprotease và exoprotease) để nâng cao hiệu
suất thu hồi cũng như chất lượng của sản phẩm
thủy phân. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc kết hợp
endoprotease với exoprotease trong quá trình
thủy phân protein sẽ góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu suất thu hồi sản phẩm thủy phân
(Kamnerdpetch và cộng sự, 2007; Nchienzia và
cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu này, Alcalase và
Flavourzyme được kết hợp trong quá trình thu hồi
chế phẩm đạm giàu carotenoid (ĐGC) từ đầu tôm.
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nguyên vật liệu
Đầu tôm thu nhận từ Công Ty CP Nha Trang
Seafoods F17, Khánh Hòa và được bảo quản ở 40C
trong quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm.
Alcalase (có tính endoprotease) và Flavourzyme
(có tính exoprotease chủ yếu) được mua từ công ty
Novozymes (Đan Mạch). Alcalase 2,4L có hoạt
tính là 2,4 AU/g và Flavourzyme có hoạt tính 500
LAPU/g. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu là các
loại hóa chất tinh khiết.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Chiết rút chế phẩm đạm giàu carotenoid từ
đầu tôm
Nguyên liệu đầu tôm thẻ chân trắng sau khi
rửa và loại bỏ tạp chất và xay nhỏ đến kích thước
từ 2 - 3mm. ĐGC được tách chiết ra khỏi đầu tôm
bằng phương pháp thủy phân dùng kết hợp 2
enzyme protease: Alcalase và Flavourzyme. Trong
nghiên cứu này, đầu tôm được thủy phân tuần tự
với Alcalase trước và Flavourzyme sau để tăng hiệu
quả thủy phân theo kết quả nghiên cứu của Je và
cộng sự (2009).
2.1.1. Xác định điều kiện thủy phân thích hợp của
Alcalase trong công đoạn đầu của quá trình thu
nhận đạm giàu carotenoid từ đầu tôm
Nguyên liệu được thủy phân bằng enzyme
Alcalase với các nồng độ khác nhau từ 0; 0,1; 0,2;
0,3; 0,4% (w/w: khối lượng enzyme trên khối lượng
đầu tôm) ở nhiệt độ 550C trong bể ổn nhiệt lắc đảo,
thời gian là 2 giờ, ở pH tự nhiên (pH = 6,9) để xác
định tỷ lệ Alcalase/nguyên liệu thích hợp. Để xác
định ảnh hưởng của thời gian thủy phân, nguyên
126 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG
Soá 1/2013
liệu được thủy phân bằng Alcalase với tỷ lệ Alcalase
thích hợp đã được xác định ở thí nghiệm trên, ủ mẫu
ở nhiệt độ 550C trong bể ổn nhiệt lắc đảo, thời gian
thực hiện thí nghiệm là 1; 2; 3; 4; 5 giờ. Bất hoạt
enzyme Alcalase ở nhiệt độ 850C trong thời gian 15
phút, sau đó làm nguội đến nhiệt độ 550C, tiếp tục
thủy phân mẫu thí nghiệm bằng Flavourzyme 0,2%
(w/w) trong bể ổn nhiệt ...