Danh mục

CHIỀU Đ0 SÂU SẮC HƠN CỦA YOGA

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 120.50 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở phương Tây khi nói tới yoga người ta nghĩ tới những tư thế và những phép luyện thể xác vốn có thể cải thiện được sức khỏe, và thậm chí chữa bệnh được nữa - dĩ nhiên đây là một điều rất tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHIỀU Đ0 SÂU SẮC HƠN CỦA YOGA CHIỀU Đ0 SÂU SẮC HƠN CỦA YOGA (THE DEEPER DIMENSION OF YOGA) Tác giả: MARY ANDERS0N Bản Dịch Chơn Như Hè 2006 Cô Mary Anderson là Thư ký của Hội Thông Thiên Học Quốc tế và diễn thuyết phổ biến trên thế giới bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. CHIỀU Đ0 SÂU SẮC HƠN CỦA YOGA ‘Yoga’ có nghĩa là gì? Ở phương Tây, khi nói tới Yoga trước hết người ta nghĩ tới những tư thếvà những phép luyện thể xác vốn có thể cải thiện được sức khỏe và thậm chí chữa bệnh được nữa – dĩ nhiênđây là một điều rất tốt. Như vậy theo quan điểm này mục đích của Yoga là sức khỏe – thể chất và có lẽ tâmthần nữa. Những phương pháp được sử dụng là một số tư thế và phép luyện tập thân xác. Khoa Yoga này (Yoga thân xác) c ũng được người phương Tây gọi là Hatha Yoga. Nhưng ở Ấn Độ HathaYoga thoạt tiên có một ý nghĩa khác. Nó được dùng tương phản với Rāja Yoga (Yoga Vương đạo) mà chúng tasẽ trở lại luận bàn. Mục đích của khoa Hatha Yoga theo truy ền thống Đông phương này là mở được thần thôngchẳng hạn như thần nhãn, thiên lý nhãn hoặc khinh công – đây là những thần thông được coi là vô giá trị theoquan điểm của Rāja Yoga! Những phương pháp của khoa Hatha Yoga theo truyền thống Ấn Độ này khá cựcđoan: chẳng hạn như đứng trên một chân; giữ thẳng một cánh tay trong hằng năm trời cho tới khi nó héo hắt đi;nhét một tấm vải vào trong ruột; nhìn đăm đăm vào một cây nến; một vài phép thực hành tình dục v.v. . . Mụcđích của những phương pháp này là làm cho thân xác xáo tr ộn mạnh. Ta có thể nhớ tới những phép thực hànhkhổ hạnh chung cho những vị tu sĩ thời Trung cổ ở Âu châu dẫn tới những linh ảnh và đôi khi là thần thông.Những người bệnh tật trong cơn mê sảng cũng có được linh ảnh nữa. Việc sử dụng thuốc cũng mang lạinhững kinh nghiệm thông linh. Tuy nhiên điều mà người phương Tây biết trước hết về khoa Yoga: Hatha Yoganhư ta vừa mô tả; đó là những tư thế và phép luyện tập có thể cải thiện được sức khỏe. Nhưng Yoga là gì? Có nhiều định nghĩa mà ta sẽ trở lại một số định nghĩa đó. Từ ‘Yoga’ có liên quan tới từ ‘cái ách’ trong tiếng Anh. Cái ách có ch ức năng gì theo ý nghĩa tích cực nhất? Nó có chức năng ràng buộc, hiệp nhất. Và thật vậy từ ‘Yoga’ có nghĩa là ‘hiệp nhất’. Cái trí ưa lý luận ngay tức khắc lại thắc mắc. ‘Hiệp nhất cái gì với cái gì?’, và ‘Ai hiệp nhất với ai?’ Chẳng hạn như người ta nghĩ tới việc hiệp nhất hồn cá thể với hồn đại thể, và tưởng tượng rằng mình tiếp tục tồn tại dưới một dạng lớn hơn nhiều. Nhưng có lẽ Yoga không phải là sự hiệp nhất một điều gì đó với một điều gì khác nữa. Khi có sự hiệp nhất thật sự thì chằng có gì được hiệp nhất và cũng chẳng có gì mà nó hiệp nhất với. Chẳng có gì khác nữa! Đơn giản chỉ có sự hiệp nhất thôi. Như vậy Yoga là sự hiệp nhất và người ta triển khai ý nghĩa mở rộng của nó: ‘Yoga’ cũng có nghĩa là con đường hiệp nhất. Bây giờ người ta có thể nêu ra hai thắc mắc: một là “sự hiệp nhất là gì và li ệu nó có đáng để ta phấn đấu hay chăng?”. Hai là “liệu chỉ có một con đường hiệp nhất hoặc có nhiều con đường hiệp nhất”. Ta hãy lần lượt xét tới hai thắc mắc này: sự hiệp nhất là gì và liệu nó có đáng cho ta phấn đấu hay chăng? Triết lý Ấn độ trình bày cho ta m ột toàn cảnh kỳ diệu về cơ tiến hóa. Vũ trụ mà ta sống một cách hữu thức trong đó bao hàm hằng hà sa số chủng loại với đủ mọi chúng sinh. Nhưng trong cả vạn thù này đều bắt nguồn từ Nhất Bổn. Và sau a tăng kỳ kiếp thì vạn thù lại qui Nhất Bổn. Vạn vật đều khao khát và chính chúng ta c ũng khao khát – Nhất Bổn đó vừa là cội nguồn vừa là đích đến của chúng ta. Chúng ta triền miên mưu tìm Nhất Bổn trong cái thế giới vạn thù này. Chúng ta tìm cách hi ệp nhất mình với những thứ sở hữu vật chất của mình (Tôi có được những giá trị nhiều như thế), những sở hữu trí tuệ của mình (‘Tôi tốt nghiệp đại học, tôi biết hết chuyện này chuyện nọ’). Chúng ta tìm cách hiệp nhất với những người khác. Nhưng cái sự hiệp nhất ấy thường có dạng chiếm hữu và chỉ mang lại một thời kỳ hạnh phúc hạn hẹp. Chúng ta sợ đánh mất những gì mà mình đã chiếm hữu, cho dù chúng có thể là gì đi chăng nữa hoặc là chúng làm ta thất vọng hoặc là ta mệt mỏi ngán ngẫm chúng. Sự Hiệp nhất chân chính mà ta mưu tìm vốn ở nội tâm, đó là vấn đề thái độ nộitâm của ta. Một ẩn sĩ có thể ý thức nội tâm về tính đơn nhất trong sự cô tịch. Nhưng cốnhiên bằng chứng ...

Tài liệu được xem nhiều: