Danh mục

Chính phủ kiến tạo trong mối quan hệ với chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.52 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, hết lòng phục vụ nhân dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính phủ kiến tạo trong mối quan hệ với chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Lê Thanh Dũng1 Tóm tắt: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, hết lòng phục vụ nhân dân. Vì vậy, Chính phủ kiến tạo có mối quan hệ, tác động rất tích cực đến Chính quyền địa phương ở Việt Nam về mô hình, tổ chức và hoạt động, cách thức vận hành để hướng đến Chính quyền địa phương minh bạch, hiệu quả, phát triển và phục vụ kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, nâng cao tính pháp quyền, đáp ứng được yêu cầu quản trị nhà nước và mức độ hài lòng của người dân trong xã hội. Từ khóa: Chính phủ kiến tạo, Chính quyền địa phương, kiến tạo, hành động 1. Đặt vấn đề Xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp đã và đang trở thành một phương châm hành động của cả hệ thống chính quyền, đồng thời cũng là điều mà Nhân dân cả nước đang trông đợi. Ở Việt Nam, thuật ngữ “Chính phủ kiến tạo” (CPKT) xuất hiện chính thức trong văn bản của Nhà nước ta là trong Nghị quyết số 100/NQ - CP ngày 18/12/2016 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 (Nghị quyết số 100/NQ-CP). Nghị quyết chỉ ra: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. Ngày 2/8/2016, phát biểu khai mạc Phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa 2016-2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh Chính phủ khóa mới sẽ là một “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”. Trên nhiều diễn đàn sau đó, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục khẳng định việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp “không phải chỉ nói bằng miệng mà phải hành động, mà hành động đó không phải là chỉ ở Trung ương mà cả ở địa phương, nhất là các cấp chính quyền cơ sở”. Vậy Chính phủ kiến tạo (CPKT) có mối quan hệ, tác động như thế nào đến Chính quyền địa phương (CQĐP), Chính quyền địa phương sẽ có xu hướng vận động và phát triển như thế nào trong môi trường Chính phủ kiến tạo. 2. Nội dung 2.1. Chính phủ kiến tạo đối với chính quyền địa phương ở Việt Nam Có thể hiểu về khái niệm Chính quyền địa phương ở Việt Nam như sau: “Chính 1. ThS. NCS., Khoa SP Sử - Địa & GDCT, Trường Đại học Đồng Tháp. 35 CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG MỐI QUAN HỆ... quyền địa phương ở nước ta là một bộ phận hợp thành của chính quyền Nhà nước thống nhất của nhân dân, bao gồm các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra (HĐND) và các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước này theo qui định của pháp luật (UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND …), nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước”2. Theo quan điểm Chính phủ kiến tạo mà Thủ tướng nói tới nhiều lần có hai đặc trưng cơ bản sau đây: Một là, Chính phủ không chỉ bó hẹp trong việc chấp hành luật mà còn chủ động khởi xướng, hoạch định chính sách quốc gia, tức là chủ động đề ra các hướng đi, hướng phát triển của đất nước. Hai là, Chính phủ không chỉ là cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan thực hiện chức năng cai trị hay quản lý nhà nước theo pháp luật một cách thụ động, mà còn là thiết chế tổ chức, điều hành chính sách, pháp luật một cách nhanh nhạy, quyết liệt và thông minh. “Thực chất đây là sự chủ động trong tổ chức nhân sự và đảm bảo nguồn lực tốt nhất để thực hiện chính sách quốc gia, chủ động điều khiển một cách nhanh nhạy, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả các chính sách quốc gia. Thông qua quyền điều hành chính sách, trong mối quan hệ với quyền lập pháp, Chính phủ giữ vai trò là đầu ra của quyền lập pháp - đưa luật của Quốc hội vào đời sống xã hội”3. Hiến pháp năm 2013 đã có một bước tiến mới trong việc phân công quyền lực nhà nước. Lần đầu tiên, Hiến pháp chỉ ra: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp…” (Điều 69); “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp…” (Điều 94) và “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102). Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên, Nhiệm vụ quyện hạn của CQĐP được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp CQĐP. Trong trường hợp cần thiết, CQĐP được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó (Điều 112). Bằng các quy định trên, phân quyền theo chiều ngang, chiều dọc giữa trung ương và địa phương nhằm phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định bằng luật. Việc phân công quyền lực theo chiều ngang với Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án thực hiện quyền tư pháp, phân 2. https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/ban-ve-khai-niem-chinh-quyen-dia-phuong-va-ten-goi-cua- -luat-to-chuc-hdnd-va-ubnd-hien-hanh-5710/ 3. GS.TS. Trần Ngọc Đường, “Mối quan hệ của Chính phủ kiến tạo với Quốc hội, Tạp chí tổ chức nhà nước”, đăng trên website ngày 29/8/2017 36 ...

Tài liệu được xem nhiều: